Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Dinh dưỡng của người mẹ trong thời kỳ cho con bú (6 tháng sau sinh)



Người mẹ sau khi sinh con với những thay đổi đặc biệt của cơ thể (do 9 tháng mang thai, do cuộc sinh nở vừa trải qua), cần rất chú ý tới việc chăm sóc sức khỏe bản thân mình về nhiều mặt. Tuy vậy, quan trọng hơn hết lúc này đối với người mẹ là vấn đề dinh dưỡng. Chế độ ăn uống tốt của người mẹ sau khi sinh không chỉ để bù đắp, hồi phục lại sức khỏe người mẹ mà còn là điều kiện quan trọng quyết định tới việc đảm bảo nuôi con bằng sữa mẹ được tốt. 

Người mẹ sau khi sinh và trong thời kỳ cho con bú (nhất là trong 6 tháng đầu) cần một lượng calo cao, vì thế khẩu phần phải tăng thêm về số lượng và chất lượng, ước chừng khoảng l/4 so với bình thường bảo đảm cung cấp thêm cho cơ thể từ 500-550 kcal/ngày (để đạt được số năng lượng cần thiết khoảng 2550 kcal/ngày). Bởi lượng mỡ dự trữ trong cơ thể người mẹ (thời kỳ mang thai) chỉ cung cấp được khoảng 25-30% năng lượng mỗi ngày. Số còn lại từ 70-75% phải do thực phẩm mang lại qua ăn uống hàng ngày.

Trong thời kỳ có thai, khi cho con bú, bữa ăn của1 người mẹ trước hết phải được cung cấp đủ năng lượng, bảo đảm đủ những chất protéin động vật và thực vật. Ðặc biệt chú ý tới một tỉ lệ quan trọng thức ăn gốc động vật có dinh dưỡng cao như thịt, cá, trứng, sữa...để cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng qúy dễ hấp thu sử dụng như protéin và canxi. Nhưng cũng không quên các thức ăn giàu chất protéin thực vật như các loại họ đậu (đậu tương, đậu xanh, đậu đen) lạc hạt, vừng.

Chân giò - có nhiều da - là thức ăn giàu chất gelatin, món ăn cổ truyền ở nước ta như cháo gạo nếp chân giò, ý dĩ, có tác dụng kích thích sữa tiết nhanh và nhiều giúp trẻ chóng lớn. Chất béo cũng không thể thiếu bởi nó không chỉ cung cấp năng lượng lớn, làm cho bữa ăn thêm ngon miệng mà còn tạo điều kiện hấp thu tốt các chất dinh dưỡng khác. Phải luôn nhớ thường xuyên bổ sung vitamin các loại từ nguồn rau quả tươi (sau khi sinh, người mẹ thường ít vận động, chế độ ăn lại tăng protéin, thì rau quả tươi đặc biệt cần giúp chống táo bón, điều hòa tiêu hóa bài tiết tốt).

Ðể đủ lượng sữa cho con, người mẹ phải rất chú ý tới việc uống nước hàng ngày, uống nhiều nước, ít nhất là từ 1-2 lít mỗi ngày (sữa, nước hoa quả, nước canh hầm, nước sôi để nguội...). Và phải chú ý tránh các loại gây kích thích (rượu, cà phê, nước chè đặc và nhất là thuốc lá...) có ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh của trẻ và tới sức khỏe nói chung. Ngoài ra, nên hạn chế một vài loại gia vị như ớt, tỏi, hành, có thể qua sữa gây mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú. Ðể bảo đảm lượng calo cần thiết cho người mẹ đủ sữa nuôi con, việc phân bố thức ăn trong ngày ít nhất nên chia làm ba bữa. Chú ý, không nên bỏ một bữa ăn nào vì cơ thể cần chất đốt, liên tục.

Nhịn đói gây mệt mỏi khác thường, mọi hoạt động bị ảnh hưởng. �n bù bữa sau không có hiệu quả bao nhiêu. �n quá nhu cầu thì lượng thức ăn thừa sẽ biến thành mỡ dự trữ, sinh béo bệu. Tốt nhất, không nên quá no, chú ý ăn uống cho điều độ. Bạn có thể phân phối thức ăn cho các bữa trong một ngày theo tỷ khẩu phần như sau: 25% cho buổi sáng; 15% cho buối trưa; 50% cho buổi chiều; l0% cho buổi tối. 

- Bữa sáng, nên có nhiều thức ăn bổ dưỡng như thịt, cá, trứng.. hoặc sữa, bơ, pho mát...
- Bữa trưa, ăn nhẹ nhưng cân bằng: sữa chua, hoa quả salat hoặc trứng.
- Chiều tối, bạn có thể làm một bữa ăn nóng, ding dưỡng tốt với các món ăn bạn ưa thích, hoặc cháo, xúp có thịt, sau đó nếu có điều kiện bổ sung thêm các sản phẩm từ sữa và trái cây tươi thì rất tốt. Tuy vậy nên nhớ: trong ăn uống của bạn lúc này với những thức ăn phong Phú, đủ dưỡng chất, nhưng phải dễ tiêu hoá, dễ hấp thu.

Theo kinh nghiệm dân gian, người đẻ phải kiêng nước, kiêng gió, "năm lửa". Ngày nay, điều kiện sống đã khác xưa nhiều, ta không rập khuôn đúng như thế, song vẫn cần cho người mẹ nằm ở nơi ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, tránh nơi có gió. Không kiêng nước hoàn toàn, song phải dùng nước sạch, nước ấm. Với người mẹ nuôi con bú, việc duy trì một chế vệ sinh, dinh dưỡng tốt (bảo đảm đủ lượng calo cần thiết); một nếp sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, hợp lý là rất có lợi cho cả mẹ và con. Ðó chính là điều kiện thỏa mãn đủ nhu cầu của con. Con sẽ được khỏe mạnh ít ốm đau bệnh tật.

Tóm lại, để được mẹ khỏe, con khỏe trong suốt quá trình mang thai cũng như thời kỳ cho con bú, người mẹ phải chú ý tới chăm sóc bản thân mình cả về vệ sinh ăn uống - nghỉ ngơi và bệnh tật.

Về ăn uống, nên chú ý: đừng bao giờ chỉ để thỏa mãn nhu cầu "thèm ăn" tức thời mà ăn những loại kông thích hợp. Bạn nên thường xuyên ăn uống đầy và theo dõi sự lên cân.

Về nghỉ ngơi, điều quan trọng là bạn đừng cố gắng sống lại hiện tượng mệt mỏi mà cần phải nghỉ ngơi đến mức tối đa trong điều kiện có thể được. Ðặc biệt là bạn càng nghỉ ngơi nhiều càng tốt trong những ngày cuối sắp sinh.

Nếu có ốm đau bệnh tật cần dùng thuốc đều phải khám và tuân thủ sự chỉ dẫn của thầy thuốc (vì những loại thuốc tuyệt đối cấm dùng trong thời kỳ thai), và không được quên lịch tiêm vacxin phòng uốn ván trong thời kỳ có thai.

Tiêm mũi một (UV1) khi có thai lần đầu, hoặc phụ nữ 15-35 tuổi ở vùng có nguy cơ mắc uốn ván sơ sinh cao.
Tiêm mũi hai (UV2) cách mũi UV1 ít nhất' bốn tuần.
Tiêm mũi ba (UV3) cách mũi UV2 ít nhất sáu tháng. Tiêm mũi bốn (UV4) cách mũi UV3 ít nhất một năm.
Tiêm mũi năm (UV5) cách mũi UV4 ít nhất năm.

Chú ý: Mũi tiêm UV1 là mũi vacxin uốn ván được tiêm lần đầu. Nếu chỉ tiêm một mũi vacxin uốn ván thì sẽ không có tác dụng phòng bệnh mà tiêm đầy đủ 5 mũi phòng uốn ván mới thật hiệu quả.

Theo camnanggiađinh