Bạn muốn dành cho con tất cả những điều tốt đẹp nhất. Hãy cẩn thận, có thể bạn đang thương con không đúng cách.
“Mình có đang chiều con quá không?”, hầu như ông bố bà mẹ nào cũng thường hỏi mình câu hỏi trên. Thế nhưng, mỗi khi nhìn ánh mắt trong veo, cái miệng nhỏ xinh nếu máo hay những giọt nước mắt trên đôi má phinh phính… rất ít người có thể cứng rắn được. Kết quả, một số người chẳng thể nhận ra mình đang nuông chiều con ở cấp độ nào. Tất nhiên, họ cũng không ý thức được hậu quả và mức độ nguy hại từ hành động của mình. Nuông chiều thái quá khiến cho trẻ lầm tưởng hành động của mình là đúng,
ngày càng trở nên hỗn hào hơn và không còn biết nể sợ ai Ăn nữa không con? “Hai đứa muốn ăn nữa hả? Mẹ mua thêm mỗi đứa nửa con vịt nữa nhé!”, chị Nguyệt Hằng hỏi con. Nhân viên phục vụ nhà hàng nhìn hai cậu ấm mắt tròn mắt dẹt: “Mỗi đứa ăn hết hơn một con vịt, hèn gì béo ú ụ”. Nhà khá giả nên chị Hằng chẳng bao giờ tiếc với con thứ gì. Bọn trẻ thèm gì, chị dắt chúng đi ăn đến chán thì thôi. Hai cậu con trai của chị, Bin 8 tuổi và Bo 6 tuổi đã được bác sĩ cảnh báo dư cân, béo phì nhưng mỗi lần chồng chị lên tiếng nhắc nhở, chị đều thanh minh: “Người xưa nói ăn được là tiên. Con người ta còn phải ép ăn mà chẳng chịu ăn cho. Con mình ăn được thì cứ để chúng ăn thoải mái”. Lời khuyên: Chị Hằng đã vô tình tạo cho con thói quen xấu trong ăn uống. Việc này có hai tác hại. Đầu tiên, việc ăn không kiểm soát khiến trẻ dễ bị dư cân, béo phì, kéo theo đó là hàng loạt những căn bệnh nguy hiểm. Thứ hai, trẻ sẽ bị dị ứng, không còn muốn ăn lại món ăn đó nữa và sẽ hình thành thói kén chọn. Dù có thương con đến mức nào, bạn cũng nên kiểm soát được ăn uống của trẻ. Khi bé đòi ăn, bạn chỉ nên cho trẻ ăn ở mức độ vừa đủ no. Nên đa dạng hóa thực đơn để trẻ không bị mất cân đối trong dinh dưỡng. Trẻ con hay người lớn? Thấy bố sơ ý làm đổ ngôi nhà Lego, bé Khôi 4 tuổi gào lên: “Bố đi ra khỏi nhà mau. Hậu đậu thế thì sau này làm được trò trống gì? Cho bố đứng đường luôn!”. Thấy con bắt chước giọng điệu người hàng xóm mắng con hôm nọ, anh gọi vợ và ông bà ra khoe: “Mới tí tuổi đầu mà ông bà thấy cháu nó oai như người lớn chưa?”. Mẹ bé Khôi thì cứ vuốt ngực con dỗ dành: “Thế bố làm hỏng của con à. Bố hư quá. Để mẹ bắt bố xin lỗi Khôi nhé”. Nhìn cảnh đó, ông bà nội ngán ngẩm lắc đầu. Lời khuyên: Bố mẹ không nên khuyến khích những hành động bắt chước người lớn của con trẻ. Việc đó sẽ khiến cho trẻ lầm tưởng hành động của mình là đúng, ngày càng trở nên hỗn hào hơn và không còn biết nể sợ ai. Trong tình huống trên, bố mẹ bé Khôi cần phải nghiêm khắc dạy con ngay khi thấy bé có thái độ đó. Tuy nhiên, họ cũng cần giúp con nhận thức được đúng sai: “Bố làm đổ đồ chơi của con là bố sai, nhưng trẻ con không được phép nói hỗn như thế với người lớn”. Con thích, con cứ đòi Bé Cà Rốt 5 tuổi có một đặc điểm là khi bé đã thích thứ gì là phải đòi cho bằng được. Cà Rốt đòi nghịch chiếc điện thoại cậu Út mới mua. Cậu Út sợ cháu làm hỏng chiếc điện thoại giá trên 10 triệu nên không cho. Thế là Cà Rốt khóc ầm ĩ. Mẹ Cà Rốt thấy vậy liền lên tiếng mắng em ích kỉ, hẹp hòi với cả đứa con nít. Lời khuyên: Việc nuông chiều con theo cách của mẹ Cà Rốt sẽ làm cho bé ngày càng ích kỷ, chỉ biết lợi ích của bản thân. Lẽ ra, chị cần giúp bé hiểu được đâu là giới hạn của mọi việc. Muốn vậy, mẹ bé Cà Rốt cũng phải thay đổi. Theo Tin Tức |