Môi trường bên ngoài có tác động lớn đến tâm trạng, tính khí của bé. Bé bỗng chốc trở nên nóng giận, có hành vi ương bướng, chống đối, khó bảo... Những lúc như thế, bạn nên chú ý tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Một số tình huống dễ khiến bé cáu kỉnh, bực bội dựa trên tổng hợp từ Womentoday. Vận động nhiều Chạy nhảy, nô đùa, vui chơi nhiều khiến bé bị mất sức và dẫn tới nhiều hành vi xấu. Chẳng hạn, bé quấy khóc và mèo nheo thứ này thứ nọ hoặc khi bạn chuẩn bị đồ ăn cho bé, bé lập tức gạt đổ thức ăn xuống sàn. Hướng dẫn: Trước hết, bạn nên cẩn thận xem xét, đây chỉ là hành vi mang tính chất nhất thời, bột phát ở bé. Nếu bạn tức giận quát mắng, bé sẽ càng mệt mỏi, khó chịu hơn. Tốt nhất, bạn nên nhanh chóng yêu cầu bé nhận lỗi, đồng thời động viên để bé nghỉ ngơi, thư giãn, cân bằng tâm lý. Ảnh: GettyImages
Ngủ không ngon giấc Tối qua, bé có một giấc ngủ chập chờn hoặc bé tè dầm mà không biết. Sáng ra, bạn đánh thức bé dậy, bé phản ứng bằng cách khóc lóc, giận dỗi, ngái ngủ, nhất quyết không ra khỏi giường… Hướng dẫn: Bạn nên cho bé ngủ thêm để bù vào giấc ngủ không ngon tối qua. Ngoài ra, bạn cũng có thể đánh thức bé, hướng bé họat động nhẹ nhàng một chút và ngủ bù vào buổi trưa. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục sẽ khiến bé thoải mái hơn, ví dụ, nên tránh để bé ngủ trưa quá nhiều, vận động quá sức trước giờ đi ngủ… Đói, khát Đói là nguyên nhân hàng đầu khiến bé thay đổi tâm tính. Nhiều bé không chịu tiết lộ “con đói” mà chỉ khóc lóc, hờn dỗi và để bạn tự hiểu. Hướng dẫn: Nếu sắp đến giờ cơm, bạn chỉ nên cho bé ăn một chút lót dạ, chống đói. Động viên bé cố gắng ngồi chờ một lát trong khi bạn chuẩn bị bữa. Bạn cũng nên chú ý đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng nước hàng ngày cho bé. Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, tình trạng khử nước trong cơ thể cũng gây nên hiện tượng rối loạn tâm lý ở bé. Ghen tỵ với anh chị em bé Khi phát hiện ra, bạn quan tâm đến anh (chị) nhiều hơn mình, bé cũng trở nên khó chịu, cáu bẳn. Thậm chí, một số bé còn cố tình gây ra nhiều hành vi xấu để lôi kéo sự chú ý từ phía cha mẹ, như ném quần áo, đập đồ chơi, thu mình vào một góc nhà… Hướng dẫn: Trò chuyện, chia sẻ để biết nguyên nhân cơ bản khiến bé nóng giận. Bạn có thẻ xoa dịu để bé thấy rằng bạn không thiên vị bé nào cả… Chờ bé bình tĩnh hơn, bạn nên tiếp tục trao đổi để bé không tỏ ra ghen ghét hay đố kỵ với anh chị mình. Nếu bạn làm bé phật ý, có thể giải thích kỹ lý do vì sao bạn lại hành động như vậy. Chẳng hạn, bạn mới mua váy cho chị bé nhưng lại không mua cho bé là vì: “Hôm nay là sinh nhật chị mà, con quên rồi sao. Mẹ phải mua quà tặng chị chứ”. Thấy cha mẹ cãi nhau Chứng kiến cha mẹ cãi nhau hoặc bé vừa bị ông bà mắng… cũng là nguyên nhân cơ bản khiến tâm lý bé bị xáo trộn. Hướng dẫn: Bạn nên chủ động quan tâm đến bé trước. Phần lớn các bé chưa đủ kỹ năng để bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài nhưng bé cũng cảm nhận được nối buồn bực, sợ hãi khi thấy cha mẹ to tiếng. Trao đổi để bé biết “Bố mẹ chỉ đang tranh luận chứ không phải ghét nhau” hay “Bà nội mắng yêu là muốn con tiến bộ hơn thôi mà. Con đừng mắc lỗi khiến bà nội buồn như thế nữa nhé”. Sau đó, bạn nên nhanh chóng cho bé xem phim hoạt hình hay chơi đùa nhằm giúp bé thoát khỏi cảm giác buồn bã. Theo mevabe.net |