Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Các nhân tố tăng nguy cơ sảy thai



Rối loạn rụng trứng; các bệnh béo phì, tiểu đường; mẹ hay chị gái có tiền sử sảy thai; điện giật... đều làm tăng nguy cơ sảy thai của bà mẹ. 



Một số dấu hiệu nguy hiểm

- Âm đạo chảy máu: Âm đạo chảy máu ít hay nhiều, thỉnh thoảng hay liên tục đều là dấu hiệu bất thường trong suốt quá trình mang thai.

Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên cho biết tình trạng sảy thai. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường.

- Các cơn đau: Trước tiên, bạn sẽ thấy vùng xương chậu bị co rút, hơi đau hoặc có các cơn đau dai dẳng vùng bụng, vùng lưng.

Các cơn đau này, sẽ xuất hiện vài tiếng đồng hồ hoặc vài ngày sau khi âm đạo có dấu hiệu bị chảy máu.

Nhóm phụ nữ có nguy cơ sảy thai cao

- Những phụ nữ mang thai ở độ tuổi từ 35 trở lên và những phụ nữ có chồng trên 35 tuổi (đàn ông lớn tuổi dễ gặp phải một số trục trặc về sinh lý, cho nên ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng tinh trùng trong quá trình thụ thai).

- Đã từng sảy thai một hoặc nhiều lần trước đó.

- Mắc các chứng bệnh về buồng trứng: Rối loạn rụng trứng hoặc các chứng bệnh về béo phì, tiểu đường cũng làm gia tăng tình trạng sảy thai.

- Mẹ hay chị em gái trong gia đình cũng có tiền sử sảy thai.

- Mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong thời kỳ mang thai.

- Mắc chứng bệnh máu khó đông.

- Cấu trúc tử cung bất thường, ví dụ như tử cung hình chữ T.

- Đã từng mang thai và sinh con có khuyết tật bẩm sinh trước đó.

- Bị ngã, hay có những va chạm mạnh từ bên ngoài.

- Tiếp xúc, sử dụng các loại hóa chất nguy hiểm, độc hại: như thạch tín, xăng dầu, sơn, thuốc nhuộm tóc…

- Uống rượu, hút thuốc lá, sử dụng các chất chứa nhiều cocain, caffein… trong quá trình mang thai.

- Bị rắn hay một số loại động vật nguy hiểm khác cắn.

- Một số nhân tố khác làm tăng nguy cơ sảy thai ở bà mẹ là: Quan hệ tình dục không đúng cách, vận động, tập thể dục quá mạnh, tiếp xúc với các thiết bị điện không an toàn, có thể bị điện giật…

Theo me&be