Chúng ta có làm quá nhiều cho con cái Phải chăng lúc nào bạn cũng ở bên con bạn? Giống như bạn là chính con bạn vậy. Đó chính là những bậc cha mẹ làm quá nhiều cho con cái: mẹ vẫn là người hộ tống con gái đến lớp vào mỗi sáng, cha là người giám sát tất cả các hoạt động của trẻ, cha mẹ đôi khi giúp trẻ với bài tập ở nhà và các bài luận của trường. Thậm chí có cha mẹ còn ở lại trường cao đẳng (đại học) một vài ngày nhằm giúp đỡ con mình với cuộc sống mới. Và càng không thể tin được dường như có cả cha mẹ hộ tống người con trưởng thành của mình tới cuộc phỏng vấn xin việc. Thật buồn cười khi cha mẹ giống như những chiếc trực thăng lúc nào cũng lượn lờ theo những bước đi của con cái. Nhưng thật sự là chúng ta phạm tội làm quá nhiều cho con cái vào lúc này hay lúc khác.
Chúng ta làm quá nhiều khi chúng ta lúc nào cũng tách trẻ ra khỏi sự khó chịu, thiếu tiện nghi. Con không thích ăn rau? mẹ sẽ loại chúng ra khỏi thực đơn. Con có vấn đề ở trường? bố sẽ nói chuyện với hiệu trưởng. Chúng ta cũng làm quá nhiều việc mà không hỏi đủ con cái của chúng ta. Chúng ta đi sau chúng, nấu những món chúng thích, điều khiển chúng khắp nơi, nuông chiều những ý thích bất thường của chúng. Sự nguy hiểm của sự bảo bọc của cha mẹ: Tất cả chúng ta đều tỏ ý không tán thành khi nghe cha mẹ không quan tâm tới con cái, nhưng sự bảo bọc quá mức của cha mẹ sẽ gây hại cho con mình như những cha mẹ bỏ mặc con cái. Khi chúng ta làm quá nhiều cho con cái của chúng ta, nghĩa là chúng ta tước đoạt của chúng cơ hội quan trọng để học và phát triển, để làm chủ những thách thức hàng ngày của cuộc sống. Tóm lại là chúng ta làm giảm tính độc lập trong sự phát triển của trẻ. Sự đau đớn, sự giận dữ và sự bối rối tất yếu bao quanh những cơ hội trong cuộc sống. Con cái lớn lên trong một thế giới hình ảnh tưởng tượng nơi không bao giờ xảy ra cái gì xấu có thể trở nên không có hạnh phúc, và thường xuyên than phiền người lớn. Thậm chí, chúng có thể chưa bao giờ học cách tự ý xử lý cuộc sống. Tồi tệ nhất, chúng lớn lên với một cảm giác là chúng được phép bầy ra và có người khác sẵn sàng dọn dẹp những thứ bừa bộn của chúng. Có lẽ đây là 1 phần của hiện tượng những người lớn trẻ con dường như không thể tách rời khỏi cha mẹ được. Chưa bao giờ bị thách thức phải làm gì cho chính mình. Chúng bị chôn vùi bởi những thực tế của cuộc sống: có một việc làm, mua một căn nhà, kết hôn và gìn giữ gia đình. Nếu cho chọn lựa, chúng sẽ tiếp tục chờ đợi còn hơn là làm bất cứ việc gì cho chính mình. Lỗi tại ai? Nếu sự bảo bọc của cha mẹ là xấu, tại sao chúng ta lại làm việc đó? Lý do mạnh nhất hiển nhiên: Chúng ta muốn con cái của chúng ta hạnh phúc. Đó có thể là do chúng ta muốn che kín chúng từ khỏi những khó chịu mà chúng ta đã trải qua khi nhỏ, hoặc đơn giản là chúng ta tin mọi thứ chúng ta làm chính là những việc làm của cha mẹ tốt. Nhưng cũng có những điều khác để thực hiện, điều này dễ dàng hơn làm tất cả mọi thứ với con cái của chúng ta. Dạy chúng làm thế nào để làm điểu gì đó cho bản thân, dọn dẹp những thứ hỗn độn (tinh thần và thể lực) mà theo sau nó có thể gây mệt mỏi và thất bại cho chúng ta. Nó thật sự đơn giản khi nhặt đôi vớ bẩn, hoặc tự mình trả lời đúng đáp số bài toán. Món quà tuyệt vời nhất Trong khi những cha mẹ hiện đại tin rằng công việc của họ sẽ giải quyết cuộc sống của con cái họ, nhưng sự thật thì ngược lại. Cha mẹ tốt là để con mình có kinh nghiệm và làm việc thông qua sự thất bại, thông qua việc học một kĩ năng mới hay nắm giữ một nhiệm vụ mới. Cái đó được gọi là sự lớn lên, và nhiệm vụ quan trọng nhất của cha mẹ là giúp trẻ hình dung ra hàng trăm cách giải quyết khác nhau. Đó có thể là tự làm bài tập, có kinh nghiệm từ trận đấu đá banh, hoặc đi bộ một mình từ nhà đến trường. Cũng như mọi thứ khác, con cái cần thực hành độc lập để trở nên tốt hơn. Đây là một ý tưởng cơ bản: nếu con bạn đang có một vấn đề, không nên xen vào, hãy để cho kinh nghiệm được chôn vùi, bỏ qua sự cầu xin. Hãy để trẻ khóc, rồi hãy quan sát những thành tựu và sự tự tin của trẻ lớn lên khi từng bước làm chủ những nhiệm vụ mới. Nhân tiện nếu bạn có ít lòng tin về liệu con mình có sẵn sàng để thử cái gì mới, thì có nghĩa là trẻ cần bạn bước qua một bên. Trẻ phạm những sai lầm bây giờ và sau này nhưng trẻ sẽ học được nhiều hơn. Món quà tuyệt nhất mà bạn làm cho con mình là làm ít, không nhiều hơn, chỉ cho chúng làm như thế nào để tốt cho bản thân. Theo www.metroparent.com Thanh Hoa – www.mamnon.com |