Khoảng 3-5 tuổi, bé bắt đầu phát triển tư duy ghi nhớ các sự kiện, các con số hay các câu chuyện mà bé được tiếp xúc hàng ngày. Đặc biệt, không chỉ ghi nhớ đơn thuần, bé đã sớm hình thành và phát triển kỹ năng liên kết, đánh giá vấn đề theo ý kiến của cá nhân bé.
Một số trò chơi như tập đếm, tô màu hay vẽ có thể bồi dưỡng và khuyến khích bé ghi nhớ tốt. Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý một số điểm sau để giúp bé phát triển trí nhớ một cách tối đa và hoàn thiện nhất. Trau dồi ngôn ngữ cho bé Ở tuổi lên 5, bé biết hoàn thành các câu đơn giản, ngắn gọn nhưng đủ ý và ghi nhớ được khoảng trên 2000 từ vựng. Ngoài ra, bé cũng có thể hiểu được ý nghĩa của trên 13 000 từ thông dụng trong cuộc sống hàng ngày. Bé trở nên “nhanh miệng” hơn và thích diễn tả nhiều câu chuyện dài hơn. Bé cũng thường xuyên “vặn vẹo” lại cha mẹ hay những người thân trong gia đình với những từ bé nghe được mà chưa hiểu hết. Chẳng hạn, khi bạn lên mạng đọc to một bài báo nói về những đứa trẻ bị bỏ rơi, ngay lập tức bé sẽ hỏi: “Bỏ rơi là gì hả mẹ?” Thậm chí, nhiều bé còn tò mò với những câu hóc búa hơn khiến cha mẹ bối rối khi tìm cách phù hợp để giải thích cho bé hiểu. Câu hỏi về giới tính là ví dụ điển hình. Những thắc mắc của bé như: “Mẹ ơi, con được sinh ra từ đâu?” hay “Làm sao bố mẹ có con” rất phổ biến và thường gặp ở những gia đình có bé ở tuổi mẫu giáo. Trục trặc thường xảy ra với các bé lên 3 mà bạn cần lưu ý là tật nói ngọng. Vì vậy, bạn cần hướng dẫn và uốn nắn để bé biết cách diễn đạt và phát âm chuẩn. Giúp bé ghi nhớ thời gian Trong khoảng 3-5 tuổi bé có thể tự mình đếm được một dãy số theo thứ tự nhất định hoặc ghi nhớ được những cột mốc thời gian quan trọng như ngày sinh của bé hay số điện thoại của gia đình. Bé biết xem đồng hồ, xem lịch hay nhớ thứ tự các ngày trong tuần. Bé cũng có thể hiểu khái niệm về ngày hôm qua hay ngày mai, tuy nhiên bé lại khó khăn vì không thể hiểu các mốc thời gian xa hơn như năm ngoái hay năm kia. Lên 5, bé có thể nhớ tốt họ tên đầy đủ, địa chỉ nhà và thậm chí cả số điện thoại di động của bố mẹ. Bạn nên tạo thời gian biểu hàng ngày với những cột thời gian cụ thể để bé biết cách tự ghi nhớ. Góp ý với những câu chuyện tự sáng tạo Bằng cách liên tưởng và sự sáng tạo, bé bắt đầu học cách tự xây dựng lên những câu chuyện theo ý riêng của mình mà không theo một lối mòn đã định sẵn. Nếu bạn gợi ý để bé vẽ một bức tranh cả nhà cùng đi chơi công viên, bé sẽ tự biết cách thêm bớt các chi tiết mà bé thấy là phù hợp. Thi thoảng bé cũng biết trêu trọc vui đùa với mọi người hoặc biết cách nói dối vì lo sợ bị cha mẹ trừng phạt. Nếu phát hiện bé hay nói dối, bạn phải kịp thời tìm cách can thiệp thích hợp. Để bé nhận diện được chính xác những màu sắc cơ bản Bé đặc biệt rất thích nghịch ngợm với việc tô màu theo ý thích hoặc khăng khăng đòi bạn mặc bộ váy màu hồng mỗi ngày. Thời điểm này, bạn nên tìm cách khơi gợi và phát triển niềm đam mê với màu sắc này của bé. Vi dụ, bạn chuẩn bị những tờ giấy nhiều màu và hướng dẫn bé cắt hoặc xé giấy để tạo hình. Kết hợp nhiều trò thủ công khác như nặn đất hoặc gấp giấy sẽ khiến bé vừa dễ dàng khi nhận diện chính xác màu sắc vừa không nhanh chán khi tham gia cùng bạn. Theo mevabe.net |