Việc bắt đầu ăn dặm của trẻ là bắt đầu một cuộc khám phá mới, nhưng nhiều cha mẹ cũng lo lắng về việc bắt đầu cái gì mới so với những cách dễ dàng thông thường là cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình
Theo chuyên gia dinh dưỡng Brenda Gavin: “Rõ ràng sự lo lắng chính của các bậc cha mẹ là khi nào làm quen với ăn dặm và làm thế nào để nhận ra những dấu hiệu trẻ đã sẵn sàng. Nhưng những lo lắng như thế có thể dễ dàng được đề cập dù chỉ một lần cha mẹ đặt lòng tin vào bản năng của trẻ. trẻ sẽ tự chứng minh sự sẵn sàng cho thức ăn!” Đây cũng không phải là thời gian so sánh con bạn với trẻ khác. Một số trẻ mất lâu hơn cho việc ăn dặm, trong khi những trẻ khác thì ăn được rất nhanh. Ghi chú của Breda: “Hãy thử và thích thú với giai đoạn mới này trong sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ dường như không hứng thú hoặc không thích thức ăn, hãy thử lại trong vài ngày sau. Hãy nhớ là nó có thể mất nhiều sự thử nghiệm trước khi trẻ sẽ học được cách chấp nhận thức ăn mới”. 1. Thời điểm tốt nhất để làm quen với ăn dặm “Thời điểm tốt nhất để bắt đầu cho việc ăn dặm là khi trẻ đang bày tỏ thích thú, điều thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 6”. Tìm ra những dấu hiệu này là sự sẵn sàng của trẻ: - Dường như không thỏa mãn với sữa - Thích thú với thức ăn của bạn ăn, như là với tới đòi. - Có thể ngồi với sự hỗ trợ - Có sự điều khiển tốt giữa đầu và cổ - Không có sự đẩy ra thức ăn mềm trên lưỡi 2. Loại thức ăn nào là tốt nhất? Brenda đề nghị gạo, ngũ cốc nghiền là ý kiến cho thức ăn đầu tiên. “Bởi vì gạo là thực phẩm ít gây dị ứng nhất” cô giải thích “sau khi trẻ chấp nhận ngũ cốc, gạo và cho thấy không có tác động xấu, bạn nên sau đó tiến tới trộn thêm những thức ăn đơn lẻ với nhau.” Điều này có nghĩa là sử dụng một loại thức ăn cho cùng một thời điểm. (Ghi chú thêm: bạn có thể phát hiện ra trẻ bị dị ứng hay không với những loại thức ăn nào). Sau đây là những gì bạn có thể làm: bắt đầu với trái cây, rau củ và những loại hạt khác nhau, trước khi thay đổi các thực phẩm giàu protein như thịt và đậu hũ. Chất lỏng từ việc trộn lẫn những thứ này chỉ nhuyễn và thêm vào lượng ít sữa mẹ hoặc trộn theo công thức, nếu cần thiết, để tạo nên sự nhuyễn nhưng không quá lỏng. 3. Thức ăn chế biến sẵn hay tự làm ? Tại sao không thử tự làm thức ăn cho con bạn khi bạn có thời gian trong suốt cuối tuần? theo ghi chú của Breda: “Nhiều bà mẹ trẻ cảm thấy bị đe dọa bởi nghĩa vụ phải tự chuẩn bị thức ăn cho trẻ, nhưng điều này không còn nữa! Việc nấu cho con bạn là việc dễ dàng và bổ ích, bạn có thể chắc rằng bạn đang mang lại cho con bạn sự đa dạng của thực phẩm”. Khi bạn quá bận rộn, thức ăn làm sẵn là một tiện ích, mang theo được, sẵn có để dùng, có nhiều mùi vị và được đánh giá tốt về mặt dinh dưỡng so với thức ăn chế biến tại nhà. Lời khuyên: trẻ chỉ ăn thức ăn làm sẵn có thể không thích các món ăn gia đình sau này, đây là vấn đề chính ở bữa ăn gia đình. 4. Đề xuất những khẩu phần thức ăn ban đầu Với thức ăn chế biến sẵn, bạn có thể xem chỉ dẫn cho từng phần nhỏ thức ăn trên bao bì, nhưng với thức ăn tự chế biến nên dựa vào hứng thú của trẻ. Bắt đầu với từng phần nhỏ thức ăn (1 đến 3 muỗng trà), thức ăn nên mềm và khá lỏng, hoặc là trẻ sẽ không nuốt được nó. Cho ăn tiếp theo nếu con bạn còn thấy hứng thú. Trẻ sẽ đủ nếu nó quay đầu, khép miệng và đẩy chiếc muỗng ra xa. Cho trẻ ăn 1 lần 1 ngày, vào lúc quan trọng nhất của các bữa sữa thông thường. dần dần, tăng lượng thức ăn và giảm lượng sữa ở mỗi buổi ăn. điều quan trọng là không có thức ăn bắt buộc cho trẻ, thậm chí nếu trẻ từ chối thức ăn đó. 5. Trẻ cần bao nhiêu sữa khi ăn dặm? Khi trẻ ăn được nhiều thức ăn đặc hơn, bạn có thể cắt giảm lượng sữa mà bạn cho trẻ ở các bữa ăn để trẻ có thể thích khẩu phần ăn đặc nhiều hơn. Tuy nhiên về mặt dinh dưỡng, sữa vẫn là thành phần quan trọng của thực đơn của trẻ trong năm đầu tiên Một vài chỉ dẫn: Tiếp tục cho trẻ bú 500-600ml theo thực đơn hằng ngày của trẻ. Cho uống sữa là điều đầu tiên vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, tốt bằng cho uống cả ngày. thời gian của việc cho ăn phụ thuộc vào giai đoạn của sự tập ăn cho trẻ, nhưng cố gắng cho uống sữa sau bữa ăn, giới hạn lượng sữa giữa các bữa ăn. Từ 12 tháng tuổi, nếu bạn cho ăn cả 2 loại, bạn có thể cho trẻ uống sữa bò như là sữa chính (nhưng không là sữa ít kem và sữa không kem). Lượng thức ăn thu vào của trẻ nên được ổn định sau đó, vì vậy bạn có thể giảm lượng sữa khoảng 350ml mỗi ngày. Nếu trẻ đói, hãy dùng nước. “Đừng bao giờ cho trẻ uống một lượng sữa lớn (hơn 600ml một ngày) sau khi trẻ hơn 1 tuổi, vì điều này làm giảm bớt sự thèm ăn của trẻ” Breda nói. 6. Nếu trẻ đẩy thức ăn ra ngoài, nên cho trẻ ăn thức ăn cùng loại? Hay cho trẻ thức ăn khác? “Nên nhớ rằng việc ăn thức ăn đặc của trẻ là một kinh nghiệm mới và xa lạ của trẻ, và nó có ảnh hưởng đến phản ứng này, dù trẻ có thích thức ăn hay không?”. Sự chịu đựng trong suy nghĩ rằng con bạn trước sau như một không bao giờ ăn uống bất cứ gì không giống như sữa mẹ hoặc là sữa công thức. Sự phun nhè ra cũng có thể là dấu hiệu con bạn chưa hoàn toàn mất sự đẩy lưỡi ra bẩm sinh. Ngừng lại và thử lại sau đó một vài ngày có khi phải thử tới 10 lần trước khi trẻ học được cách chấp nhận thức ăn mới. Đừng thất vọng. Hãy coi một vài bữa ăn đầu tiên là trải nghiệm, không phải là bữa ăn quan trọng. TẠI SAO KHÔNG NÊN CHO TRẺ ĂN QUÁ SỚM? Cha mẹ thường cho trẻ ăn ngũ cốc lỏng hoặc cháo đặc khi trẻ chỉ mới được vài tuần tuổi, vì họ tin rằng trẻ sẽ lớn nhanh hơn và ít khóc hơn khi dạ dày được no. Tuy nhiên, việc bắt đầu với thức ăn đặc quá sớm có thể làm nặng nề cơ thể trẻ. Trẻ nhỏ hơn 4 tháng tuổi, ống dạ dày, ruột của trẻ và hệ thống miễn dịch thì không đủ hoàn thiện để nghiền thức ăn đặc, và điều này có thể làm trẻ bị tiêu chảy, ói, phát ban, các bệnh về đường hô hấp. Việc nghiên cứu cũng cho thấy rằng trẻ được ăn thức ăn đặc quá sớm dễ dị ứng với thức ăn hơn là trẻ được cho ăn từ tháng thứ 4 trở đi. Chờ cho trẻ đến đúng thời điểm cũng là một cách luyện tập mùi vị cho trẻ. Trẻ nhỏ hơn 4 tháng, trẻ còn phát triển lưỡi hay đẩy lưỡi ra– sẽ đẩy thức ăn ra khi bạn cố gắng cho bé ăn. Vì vậy, thay vì thức ăn đi xuống dạ dày trẻ thì đằng này lại bị đẩy hết ra ngoài cằm hay rớt hết xuống sàn. Lời khuyên cho sự thành công của việc tập ăn cho trẻ: 1. Hãy đưa trẻ những đồ dùng tiện lợi như là thìa và tô nhựa. Tô không trượt có thể giúp ngăn ngừa trẻ vứt bỏ ngũ cốc lên sàn. Cái yếm giúp trẻ luôn sạch, hoặc là cho ăn trước khi tắm, một cái ghế cao để trẻ ăn dễ dàng 2. Không vội vàng: hãy thư giãn và đừng lo lắng nếu con bạn không chấp nhận mùi vị mới. Có thể phải cố gắng nhiều cho trẻ thích các loại thức ăn mới 3. Liên lạc với những người bạn có nhiều kinh nghiệm về những gì đúng hoặc sai sẽ đến khi bạn cho trẻ ăn. Cuối cùng thì chính bạn phải làm sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ 4. Cho trẻ ăn khi đói nhưng không đói lắm, hoặc là trẻ sẽ bị rối loạn tiêu hóa 5. Nên nhớ việc bắt đầu một cách chậm rãi: trẻ có thể chỉ muốn 1 hoặc 2 muỗng cà phê thức ăn cho lần đầu tiên. Điều này sẽ tăng dần từ từ khi trẻ thường xuyên ăn đặc 6. Bắt đầu với thức ăn đơn giản và cơ bản, và bước đầu làm quen vào một thời điểm. Đợi 4 đến 5 ngày trước khi mang đến thức ăn mới. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra những thức ăn gây phản ứng có hại cho con mình. Bảo đảm rằng trẻ khởi đầu với thức ăn đặc nhuyễn có vị sữa. (Theo Starting solid/ Young parent) Thanh Hoa – www.mamnon.com |