Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Xây dựng sự tinh khôn ở bé


Các bậc cha mẹ đinh ninh rằng những em bé thông minh thì thường có bộ óc hoàn hảo cho tư duy, trí nhớ đặc biệt, xử lý thông tin nhanh nhạy. Song thực tế khảo sát của các nhà chuyên môn đã mang lại kết luận hoàn toàn khác: Bé thông minh không đồng nghĩa biết suy nghĩ chín chắn, thấu đáo hoặc tư duy nhanh hơn các bé khác. Bên cạnh đó, có những bé thông minh, tư duy nhanh song lại không biết kiềm chế hoặc nhường nhịn chỉ vì chúng quá kiêu căng.

Tinh khôn bao hàm khái niệm óc sáng tạo và sử dụng điều đó mang lại lợi ích (cho cá nhân và xã hội). Để trở thành tinh khôn thì thông minh là sự khởi đầu quan trọng.


Vấn đề then chốt, cha mẹ cần phải hiểu con mình và biết cách giúp con xây dựng tiến trình tư duy tinh khôn. Đây chính là nền tảng để con phát triển trí khôn trong tương lai.

Tiến trình tư duy là nét đặc thù ở loài người và chịu tác động của nhiều yếu tố:
- Trí khôn: yếu tố độc lập đóng vai trò trung tâm ở mỗi cá nhân.
- Môi trường: yếu tố kích thích quá trình tư duy.
- Phương pháp học tập: yếu tố tạo ra sự khác biệt trong quá trình suy nghĩ.
- Luyện tập ở gia đình và nhà trường: 2 địa điểm ảnh hưởng chủ yếu đối với bé.
- Truyền thống văn hoá: yếu tố hình thành phong cách sống trong lịch sử của từng dân tộc.
- Cấu tạo bộ não: Mỗi phần não bộ đảm nhận chức năng khác biệt nhau, ví dụ Bán cầu Trái xử lý các công việc về ngôn ngữ, lập luận; Bán cầu Phải xử lý các công việc về sáng tạo, phát minh.

Não còn chia làm ba tầng. Tầng trên cùng chỉ huy nửa dưới cơ thể; tầng giữa chỉ huy các trạng thái tình cảm; tầng dưới chuyên trách những chức năng đặc biệt như hô hấp, nhịp tim.

Khá nhiều quốc gia trên thế giới có những trung tâm chuyên chăm sóc các bé có tài năng bẩm sinh - thần đồng thực thụ. Các nhà chuyên môn phát hiện từ những trung tâm như vậy một số kết luận hoàn toàn không vui.

Rất nhiều bé thông minh nhưng lại không thể tư duy một cách tinh khôn, giống như khởi nghiệp kinh doanh với số vốn quá lớn và nhà kinh doanh không thể tận dụng hết.

Điều quan trọng nhất là thái độ và cách hành xử của bé. Bởi không ai có thể bắt các bé ra sức suy nghĩ nếu như nó không tự giác.

Theo mevabe.net