Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Thai trứng và những biến chứng của thai trứng


Thai trứng (TT) luôn là một nỗi lo lớn đối với những phụ nữ đang chuẩn bị làm mẹ. Nỗi lo ấy lại trở thành nỗi ám ảnh khi người phụ nữ bị bệnh này dễ bị tái phát lại và nhất là biến chứng của nó dễ biến thành ung thư nhau (UTN) Ung thư nhau - biến chứng của thai trứng Chị Ng.Th.M. (27 tuổi), nhà ở Cai Lậy, Tiền Giang, bị thai trứng (TT) sau lần mang thai thứ 2 (lần đầu chị M. đã sinh được một cháu trai). Khi thai được hơn hai tháng tuổi, chị thấy ra huyết bất thường nên đã tìm đến BV Tiền Giang. Qua siêu âm, các BS cho biết chị bị TT và nạo bỏ. Tháng 4-2005, chị M. trễ kinh hơn 10 tuần và bị ra huyết, tìm đến BS thì được biết chị lại bị TT. Tuy đã được nạo bỏ nhưng về nhà, chị M. thấy đau bụng dữ dội và được người nhà chuyển đến BV Từ Dũ. BS xác định chị đã bị ung thư nhau (UTN), một bệnh lý tế bào nuôi giai đoạn sớm. Sau một thời gian điều trị hóa chất, ngày 30-5-2005, chị M. đã được mổ (bóc tách lấy khối TT xâm lấn trong tử cung, bảo tồn tử cung và buồng trứng). Hiện sức khỏe của chị đã ổn định nhưng vẫn đang tiếp tục được điều trị hóa chất để ngăn chặn những tế bào nuôi bị ung thư vẫn còn trong máu. Chị H.Th.H. (30 tuổi), nhà ở Bến Lức, Long An thì cả hai lần mang thai đều bị TT. Lần mang thai thứ 3 (vào đầu tháng 5-2005), chị may mắn sinh được một bé trai nặng 3,2 kg. Nhưng sinh xong khoảng hai tuần, chị đột nhiên bị đau bụng dữ dội và ra huyết, được BV Long An chuyển đến BV Hùng Vương trong tình trạng xuất huyết ồ ạt. Các xét nghiệm sau đó cho thấy chị H. bị UTN. Do bệnh nhân còn trẻ, ung thư chỉ ở giai đoạn sớm (1A) nên các BS quyết định không mổ mà điều trị bằng thuốc và cơ thể chị H. cũng đáp ứng thuốc rất tốt. Qua ba đợt hóa trị (mỗi đợt cách nhau ba tuần) đến nay tình trạng sức khỏe của chị H. đã ổn định, khối u đã tự tan. Đó là hai trong rất nhiều trường hợp TT, di chứng sang UTN nhập viện trong thời gian gần đây. Theo thống kê của BV Từ Dũ, trung bình mỗi năm, khoa ung thư phụ khoa tiếp nhận từ 750-800 lượt bệnh nhân vào điều trị bệnh lý TT, trong đó có gần 200 trong hợp UTN có liên quan đến thai trứng. Tại BV Hùng Vương, mỗi năm cũng tiếp nhận khoảng 250 - 300 bệnh nhân TT, một nửa trong số đó là UTN. Đa số bệnh nhân đều không biết vì sao mình bị TT. Một số khác, tuy từng điều trị TT nhưng khi có con trở lại bình thường nhiều người đã quên không theo dõi thường xuyên bệnh lý TT, nên lại tiếp tục bị TT ở những lần mang thai sau, TT có điều kiện phát triển thành UTN. Phải khám thai thường xuyên Theo BS Trần Chánh Thuận, Trưởng Khoa Ung thư phụ khoa, BV Từ Dũ: “TT là một dạng thai bất thường. Đây là bệnh lý lành tính nhưng lại có khả năng gây ung thư cao, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây nên TT mà chỉ mới ghi nhận được một số yếu tố liên quan đến những bất thường về di truyền trong quá trình thụ tinh, hoặc liên quan đến những yếu tố về môi trường sống, hoặc có vấn đề dinh dưỡng. Quá trình mang TT cũng tương tự quá trình có thai bình thường, thai phụ không có biểu hiện gì khác biệt để phân biệt có TT hay có thai thường. Do vậy, nếu không đi khám thai định kỳ để phát hiện sớm TT thì hậu quả sẽ rất khó lường. Khi thấy xuất huyết tử cung là TT đã phát triển lớn, nguy cơ diễn tiến trở thành UTN sẽ khó tránh. Theo BS Tạ Thị Thanh Thủy, Trưởng Phòng Kế hoạch BV Hùng Vương, thì: Độ tuổi càng trẻ (dưới 20 tuổi) hoặc càng lớn (trên 45 tuổi) thì nguy cơ bị TT càng cao và tỉ lệ chuyển sang UTN cũng cao hơn gấp nhiều lần so với những người phụ nữ khác. Tuy nhiên, UTN vẫn có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc, không cần phải phẫu thuật nếu được phát hiện sớm. Để phòng tránh thai trứng 1. Thai phụ nên đi khám thai thường xuyên để có thể phát hiện sớm những bất thường, trong đó có TT. 2. Vì TT cần phải được điều trị trong một quá trình dài, nên nhất định phải tuân thủ đúng các quy định nghiêm ngặt cũng như phải theo dõi gắt gao trong khoảng từ 1-2 năm tại BV, để được can thiệp kịp thời khi có những bất ổn, biến chứng xảy ra. Vì người có tiền căn bị TT sẽ rất dễ bị TT trở lại, cần phải tham khảo ý kiến của BS điều trị TT khi muốn có thai trở lại. 3. Khi TT đã chuyển sang UTN (dù là đã di căn) vẫn có thể điều trị khỏi nếu bệnh nhân hợp tác tốt với BS. PNTP