Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

15 điều bạn chưa biết khi mang thai


Bạn đã chuẩn bị tâm lý để để đối diện với những thay đổi bất thường của cơ thể chưa? Đó là tình trạng sưng phù, tăng cân không kiểm soát được, da rạn nứt, thâm sạm... Bạn cần có thêm những kinh nghiệm gì để xinh tươi mà thai nhi vẫn tăng trưởng khoẻ? Hạnh phúc đan xen với những lo âu là tâm trạng chung của hầu hết các bà mẹ khi thai nghén đứa con đầu lòng. Từ khi cấn thai cho đến lúc sinh con, bạn có thể đối đầu với rất nhiều rắc rối như: ốm nghén, chán ăn, choáng váng, tay chân sưng phù, rạn da... và những thay đổi bất thường khác của cơ thể. Đây cũng là thời gian bạn thích nghi dần với thiên chức làm mẹ. Tình cảm giữa bạn và bé yêu cũng bắt đầu hình thành rồi đấy. Và còn bao nhiêu điều khác mà các bà mẹ trẻ cần phải chuẩn bị tâm lý? Mời bạn cùng chúng tôi khám phá! Những triệu chứng thường gặp ở đầu 1. Bạn đừng quá lo âu và sợ hãi khi bị chảy máu cam thường xuyên trong lúc mang thai. Các mạch máu ở vùng mũi quá mỏng manh, vì thế, khi tình trạng lưu thông máu trong cơ thể tăng lên, chúng rất dễ vỡ. 2. Bạn khó tránh khỏi sự choáng váng. Nguyên nhân là do những thay đổi trong hệ tuần hoàn máu. Gặp trường hợp này, bạn nên nằm hoặc ngồi xuống càng nhanh càng tốt ngay khi bắt đầu cảm thấy đau đầu nhẹ. Nếu bạn thường xuyên bị choáng váng, khi đi khám thai bạn nên cho bác sĩ biết. 3. Ngày sinh cận kề, những cơn ác mộng có thể đến quấy rầy bạn. Lý do chính là bởi cuộc sống của bạn đang có những thay đổi rất lớn. Vì thế, não của bạn cũng “tăng năng suất” để thích nghi với những thay đổi này. 4. Khi da bạn gia tăng tiết bã nhờn nghĩa là bề mặt da có nguy cơ xuất hiện các đốm thâm, xạm màu. Bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất, dùng sản phẩm dưỡng ẩm không gây nhờn và rửa mặt thường xuyên với các sản phẩm làm sạch có công thức nhẹ nhàng. 5. Khi đang ốm nghén, một số bà mẹ trẻ gặp phải tình trạng miệng luôn đầy nước bọt, nhất là vào buổi sáng sớm. Bạn nên vệ sinh răng miệng thường xuyên, uống nhiều nước và nhai kẹo cao su không đường, sẽ cảm thấy dễ chịu hơn đấy. 6. Lợi (nướu) rất dễ chảy máu trong thời gian này, bạn nên đi khám răng vì chúng có thể ảnh hưởng đến bé. Ngoài ra, sự giữ nuớc sẽ hạn chế tầm quan sát của mắt. Chân và tay 7. Sự giữ nước và căng phù có thể gây ra đau nhức ở cổ tay. Bạn sẽ có kinh nghiệm về điều này khi bắt đầu xuất hiện cảm giác nóng tê trong lòng bàn tay như thể chúng bị ghim kẹp. 8. Những đường rạn nứt nhỏ sẽ xuất hiện trên cơ thể bạn, nhất là ở vùng bụng, hông, đùi và mông. Bạn có thể thoa kem chống rạn da dành cho phụ nữ mang thai để giúp da mềm mại, đàn hồi tốt và hạn chế các vết nứt. 9. Chân đau nhức, bàn chân sưng phù. Các bà mẹ trẻ có thể chưa từng gặp triệu chứng này trước khi có thai. Bạn nên ngâm chân với nước muối ấm để giảm sưng. Lúc ngủ, đừng quên gác hai chân lên gối, cao hơn so với đầu nhé. 10. Khi bào thai phát triển to, toàn thân bạn căng phù, điều ấy đồng nghĩa với da bạn đang giãn ra. Đừng quá lo lắng! Cơ thể bạn sẽ săn gọn lại sau khi sinh vài tháng thôi mà! 11. Lòng bàn tay và bàn chân bạn trở nên đỏ hồng như thể bạn đang đặt chúng trên một vật thể kim loại nóng. Triệu chứng này sẽ tự biến mất sau khi bạn sinh em bé. 12. Khi bạn mang thai, vùng nách bắt đầu thâm sạm. Vùng da dưới cánh tay này sẽ sáng dần sau khi bạn sinh bé và tháng. Triệu chứng khác 13. Bạn mất dần những đường cong gợi cảm khi bụng bắt đầu to. Ợ chua, trung tiện là những chuyện rất bình thường đối với các bạn đang mang thai. Điều này tùy thuộc vào cơ thể bạn. Đó là khi chúng bất chợt thải ra progesterone, một hormone tổng hợp, giúp các cơ bắp thư giãn, bao gồm cả hệ tiêu hoá. 14. Đừng quá ngạc nhiên nếu bạn thường xuyên ra vào toilet hơn bình thường. Khi dạ con phát triển sẽ bắt đầu chèn ép bọng đái, vì thế, khả năng chứa nước tiểu bị giảm. Do vậy, bạn sẽ đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày. 15. Vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, bé bắt đầu bắt đầu tăng trưởng nhanh và bụng bạn cũng to rất nhanh. Hầu hết các bạn có cảm giác bụng mình rất dễ vỡ và có thể nổ tung bất cứ lúc nào. Bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn và cẩn thận trong việc đi đứng. Tránh mang xách nặng trèo cao hoặc với tay lên cao. Theo Tiếp thị & Gia đình