Càng lớn, bé càng có những chuyển biến tâm lý cao hơn. Bé có tính tự chủ hơn, sự vâng lời của bé được đặt trong mối quan hệ mật thiết với bố mẹ. Sự tin cậy càng cao bé càng biết vâng lời. Đây là giai đoạn bố mẹ cần xác định những giới hạn cần thiết cho trẻ...
Cho con trẻ ý thức tự chủ Trẻ đã bắt đầu ý thức được nhiều điều chung quanh. Vấn đề quan trọng là bạn phải ấn định các qui tắc cụ thể trong cuộc sống hàng ngày, những cấm đoán khác cần thiết cho việc nhập tâm trẻ về uy quyền. Khi nói "không" với những sở thích sở thích của bé, nói "không" với uy quyền tuyệt đối về những ảo ảnh của bé, cha mẹ đã tỏ ra uy quyền và đối đầu với bé trước thực tế. Trẻ hiểu rằng chúng phải sống với người khác và chấp nhận những sở thích của người khác. Chúng bắt đầu học tập xoa dịu sự thất vọng, học chờ đợi, học hoãn sự thỏa mãn các động cơ của mình, học chịu đựng sự thiếu thốn, tóm lại, chúng học trưởng thành. Điều làm cho đứa trẻ hạnh phúc không phải là nhượng bộ tất cả những gì chúng đòi. Ngược lại, khi nói "không" với trẻ, bạn đã tạo ra những cơ hội điều chỉnh ổn định giúp bé xây dựng sự an toàn bên trong của chúng. Bé ý thức rằng bé là một con người văn minh, có những quyền và bổn phận như mọi người. Lập thời dụng biểu cho con Ngoài việc cần những giới hạn, trẻ em còn cần một thời dụng biểu nghiêm ngặt trong ngày. Buổi sáng, ăn sáng trước khi đi nhà trẻ (nếu nhà trẻ không dọn bữa ăn sáng). Trưa, ngủ. Chiều 4 giờ, ăn nhẹ. Nếu trẻ không muốn ăn, không có gì đáng ầm ĩ. Không nên cho chúng kẹo thay bữa ăn đó cũng như không cho ăn nhẹ vào khoảng 6 giờ chiều. Sau khi đi tắm, bé có quyền xem phim. Buổi tối, chính là thời gian tình cảm, bạn nói bạn thương bé, bạn kể cho bé một câu chuyện cổ… Đêm chính là giờ hưu chiến, không ai ngủ nghê gì được khi trong tim còn anh ách những cay đắng hoặc những xung đột. Điều quan trọng chính là tôn trọng thời dụng biểu thường ngày, dù cho tâm trạng của trẻ có như thế nào. Trẻ có những nỗi niềm riêng, cần lưu ý đến những niềm ấy, nhưng điều đó cũng không để xáo trộn sự vận hành nền nếp của cả gia đình trong nhà. Được tập những điều chỉnh như thế, được nâng đỡ bởi những quy tắc đúng và nền nếp, trẻ sẽ hoàn thiện dần và tự chủ. Có điều nghịch lý là trẻ vâng lời tự chủ nhiều hơn trẻ quậy. Nhà phân tích tâm lý Christiane giải thích: "Cha mẹ thường coi mấy đứa 4 tuổi như những bé mới sinh. Do đó chúng không biết chơi một mình, không biết tự tắm rửa, mặc quần áo, mang giày, mặc dầu chúng thừa khả năng. Chúng không chịu nổi khi mẹ đi đâu đó mà không dắt chúng theo, chúng bị hòa tan. Và vào năm 20 tuổi, những cựu thiếu nhi mà cứ hễ năm phút là nghe mẹ nói: "Con dễ thương quá, mẹ yêu con!" luôn trách cứ người yêu của mình: "Em/anh không yêu tôi! Bằng chứng là em/anh không chịu nói hoài điều đó và em/anh không ở bên tôi!" Tóm lại, dưỡng dục con cái bằng một uy quyền hơi mềm mỏng là luôn luôn thương yêu chúng! Theochametainang.net |