Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Sự sống còn của trẻ em trách nhiệm của tất cả chúng ta.


Khái quát
Quyền được sống là quyền cơ bản của mọi trẻ em. Lợi ích của việc giảm tỉ lệ tử vong trẻ em không chỉ nằm ở con số những sinh mạng được cứu sống. Việc nâng cao sức khỏe của trẻ sơ sinh, trẻ em và các bà mẹ có tác động tích cực về cả kinh tế lẫn xã hội cho mỗi quốc gia. Đầu tư vào sức khỏe của bà mẹ và trẻ em là một quyết định kinh tế sáng suốt và là con đường chắc chắn nhất để đưa đất nước đến một tương lai tốt đẹp hơn. Sự sống còn của trẻ em vừa là một yêu cầu về quyền con người vừa là một chỉ số nhạy cảm đối với sự phát triển của một đất nước.

Việt Nam đã cam kết thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ, bao gồm mục tiêu giảm 2/3 tỉ lệ tử vong của trẻ dưới năm tuổi trong thời kỳ 1990-2015 (Mục tiêu 4). Tuy nhiên, giảm tỉ lệ tử vong trẻ em đòi hỏi phải đạt được các mục tiêu khác liên quan đến sức khỏe – nhất là Mục tiêu Giảm đói nghèo (Mục tiêu 1), Nâng cao Sức khỏe Bà mẹ (Mục tiêu 5) và Giảm HIV và AIDS, Sốt rét và các bệnh khác (Mục tiêu 6) và nâng cao tỉ lệ sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường (Mục tiêu 7).

Các thành tựu của Việt Nam về sự sống còn của trẻ
Việt Nam đã đạt được các thành tựu nổi bật trong việc giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em. Theo Báo cáo Tình hình Trẻ em Thế giới năm nay, tỉ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi giảm từ 53 xuống còn 17 trẻ tử vong trong 1000 trẻ đẻ sống trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2006. Trong cùng thời kỳ, tỉ lệ tử vong sơ sinh giảm từ 38 xuống 15 trẻ trên 1000 trẻ đẻ sống. Việt Nam đang trên đà đạt được Mục tiêu thiên niên kỷ 4 vào năm 20151.

Việt Nam duy trì tỉ lệ tiêm chủng trẻ em cao (>95%). Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2002 và loại trừ uốn ván ở bà mẹ và trẻ sơ sinh năm 2005. Thêm vào đó, Việt Nam đã giảm được 95% các ca bệnh sởi tính từ năm 1990.

Các chiến lược có hiệu quả trong việc giảm quáng gà và chậm phát triển trí tuệ do thiếu vi chất đã được thực hiện trên toàn quốc. Việt Nam cũng đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc tự cung cấp và sản xuất Muối bù nước(ORT) và vác-xin chống ho gà, bạch hầu, uốn ván (DPT).

Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc nâng cao
chất lượng chăm sóc các bà mẹ và trẻ em. Tỉ lệ tử vong bà mẹ đã giảm đáng kể và gần 88% phụ nữ có thai được cán bộ y tế có chuyên môn đỡ đẻ. Phần lớn trẻ em có triệu chứng viêm phổi đã được chữa trị (83%) và liệu pháp bù nước được sử dụng rộng rãi trong việc chữa trị tiêu chảy cho trẻ em (65%)i.

Chính phủ Việt Nam đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ trong việc giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em. Việt Nam đã có nhiều điều luật, chính sách, chiến lược và kế hoạch liên quan đến sức khỏe và sự sống còn của trẻ em. Gần đây, Bộ Y tế đã đề ra các bước cơ bản sẽ đưa vào thực hiện, bao gồm: tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan, vận động thêm nguồn lực cho công tác y tế, đặc biệt trong lĩnh vực sức khỏe trẻ em; Đào tạo và tuyển dụng một số lượng thích hợp các cán bộ y tế có chuyên môn đến làm việc ở những nơi xa xôi khó tiếp cận, và nâng cao công tác truyền thông giáo dục sức khỏe.

Theo Unicef

Nhấn Download để nhấn tập tin chi tiết