Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Dạy trẻ điềm tĩnh


Ôn hoà và điềm tĩnh là những nhân tính quan trọng giúp trẻ thân thiện với mọi người xung quanh và tránh gây tổn thương cho người khác.

Những tính tốt vốn có khả năng ảnh hưởng đến cách sống nên nếu bạn giữ thái độ điềm tĩnh, hoà nhã thì những người xung quanh cũng buộc phải sống như vậy, nhất là trẻ em. Cha mẹ cần dạy trẻ vì sao mọi điều lại xảy ra và có thái độ điềm tĩnh để trấn ấp cơn giận dữ, khó khăn, và thất bại...

Tạo ra bầu không khí hoà bình trong nhà bạn
Đây là điều kiện đầu tiên cần làm khi bạn cố gắng dạy cho con trẻ về hoà bình và sự điềm tĩnh. Một ngôi nhà có âm nhạc hài hoà đặc biệt nhạc cổ điển, tạo cảm giác thanh bình, yên ả; trò chuyện, tâm tình và tranh cãi cũng cần nhẹ nhàng, bình tĩnh. Bố mẹ luôn giữ gìn cử chỉ, lời nói của mình, tránh xung đột, cãi vã.

Thỉnh thoảng nên nhường chỗ cho một "sự căm phẫn ngay thẳng"
Khi con trẻ cố ý làm điều chúng biết rõ là sai trái, thì bạn nên tỏ thái độ giận dữ, nghiêm khắc. Chỉ đừng khiến những cơn giận dữ đó đi quá so với lỗi lầm của con trẻ. Giận dữ đúng lúc, đúng mức mới làm trẻ 'tâm phục, khẩu phục'. Để chúng không có cuộc đấu tranh ngấm ngầm trước những lời răn dạy của bố mẹ. Thật không may, sự giận dữ, tính bốc đồng, sự thiếu kiên nhẫn cũng có tính lây truyền như sự điềm tĩnh.

Dạy trẻ bằng những lời khen
Bằng cách đưa ra những lời khen, các bậc cha mẹ học được cách làm dịu tâm hồn trẻ, giúp chúng hiểu 'đưa ra lời khen thì nhận được hoà bình, còn nếu chê bai, nhiếc móc chỉ gánh lấy căng thẳng, buồn phiền'.

Theo báo Phụ nữ thủ đô