Vacxin có thể gây bệnh tự kỷ và rối loạn ở trẻ em Không thể phủ nhận những tác dụng to lớn mà vacxin đem lại cho loài người. Gần đây, nhiều bậc cha mẹ ở Mỹ nghi ngại do biến chứng thành căn bệnh tự kỷ cùng những rối loạn khác của trẻ em...
Từ thế kỷ trước, sự xuất hiện các loại vacxin phòng bệnh bạch hầu, bại liệt, ho gà, sởi, quai bị, sởi, rồi gần đây là các vacxin phòng viêm gan B, thuỷ đậu... đã làm con người yên tâm là có được một loại vũ khí vô địch và hữu hiệu để chống lại những căn bệnh nan y. Đặc biệt, kể tử khi chính phủ Mỹ quy định tiêm vacxin cho trẻ em, đến nay tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng cao nhất trong lịch sử tại Mỹ: 77%. Vacxin có an toàn như khẳng định của giới y khoa?
Nhưng hiện tại, ngày càng nhiều phụ huynh nghi ngại xung quanh các loại vacxin tiêm cho con em họ. Liệu chúng có thực sự an toàn? Đặc biệt, chúng có là nguyên nhân dẫn tới bệnh tự kỷ của trẻ em? Trong khi hệ miễn dịch của trẻ em còn rất non nớt và đang từng bước hình thành, có nên tiêm những loại kháng thể đó không? Tháng trước, Chính phủ Mỹ, vốn luôn luôn tin vào sự an toàn của vacxin, đã phải thừa nhận: cô bé Georgia 9 tuổi, mắc một căn bệnh về tế bào và tình trạng của em ngày càng tồi tệ sau những mũi tiêm vacxin khi còn là trẻ sơ sinh. Còn ở bang Georgia đang xuất hiện những triệu chứng của bệnh tự kỷ. Mặc dù Chính phủ Mỹ khẳng định bé Georgia chỉ là một trường hợp ngoại lệ, nhưng bấy nhiêu đó cũng đủ để những người phản đối việc tiêm vacxin cho trẻ em càng thêm chắc chắn về khả năng “lành ít dữ nhiều” của vacxin. Thật hư chưa biết ra sao, nhưng ngày càng có nhiều bậc cha mẹ chọn giải pháp không tiêm chủng cho con mình như một cách để phòng tránh hậu họa. Mặc kệ các quy định yêu cầu học sinh phải tiêm vacxin, giờ đây cha mẹ các em có thể yêu cầu bác sĩ cấp giấy chứng nhận hệ thống miễn dịch của con em họ không phù hợp với các loại vacxin, để chúng được miễn tiêm chủng. Các bậc cha mẹ có con không tiêm vacxin thậm chí còn lạc quan nghĩ rằng khi những đứa trẻ khác được tiêm nghĩa là không có đủ mầm bệnh quanh đó để gây hại cho con cái họ. Tuy nhiên, đây là một lập luận thiếu sức thuyết phục. Trẻ em không tiêm vacxin là một nơi tuyệt vời cho một căn bệnh trú ẩn, lan ra thành dịch lớn. Như vậy, những căn bệnh đáng sợ như sởi, quai bị, ho gà sẽ có cơ quay trở lại hoành hành, kể cả ở những quốc gia phát triển với hệ thống y tế hiện đại? Những nhà hoạch định chính sách và các bậc phụ huynh đều đứng trước tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Chọn lợi ích của từng cá nhân hay lợi ích của cộng đồng? Tiêm vacxin và đối mặt với sự nguy hiểm của các chất hoá học, hay không tiêm và lo sợ nguy cơ mắc các căn bệnh quái ác? Những câu hỏi như vậy không dễ trả lời. Bí ẩn căn bệnh tự kỷ do vacxin Khoa học chưa đưa ra được bằng chứng chính xác cho thấy vacxin gây ra bệnh tự kỷ, một căn bệnh làm hạn chế khả năng nói, giao tiếp, vui chơi và hoà nhập của các em nhỏ đối với môi trường xung quanh. Nhưng từ những năm 80 của thế kỷ trước, số trẻ em được tiêm vacxin tăng hai lần và số em mắc căn bệnh này tăng ba lần. Vào năm 1998, trong một bài viết đăng trên tạp chí y học Lancet, bác sĩ người Anh Andrew Wakefield, làm việc tại bệnh viện Royal Free ở London, dẫn chứng 12 em có dấu hiệu rối loạn não (bệnh tự kỷ), ruột bị viêm, sưng và đau, trong đó có 8 em từng tiêm vacxin MMP chống sởi, quai bị và rubella. Bác sĩ Wakefield suy đoán, chính virut trong vacxin dẫn đến việc viêm sưng ruột và làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của các em này. Vacxin MMR có là nguyên nhân của căn bệnh tự kỷ ở trẻ em?
Lật lại hồ sơ vacxin trước kia, từ những năm 30 của thế kỷ XX, người ta đã dùng một hợp chất thuỷ ngân (còn gọi là thimerosal) có tác dụng chống lại các vi khuẩn xâm nhập vào vacxin để bảo quản vacxin. Hợp chất này có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đối với các mô não con người, nhất là ở trẻ em bởi chúng đang trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, điều khó hiểu là vào cuối năm 2001, tại Mỹ, người ta đã không còn dùng thimerosal để bảo quản vacxin nữa, nhưng tỷ lệ trẻ em bị mắc bệnh tự kỷ vẫn không giảm, thậm chí còn tăng lên trong 7 năm qua. Hiện nay cứ 150 em 8 tuổi thì có một em là nạn nhân của chứng bệnh này. Do vậy, người ta lại cho rằng, có lẽ việc quá chú ý đến căn bệnh này, cùng những yếu tố về di truyền và môi trường xung quanh mới là nguyên nhân của sự gia tăng số trẻ em bị bệnh tự kỷ. Vậy có tồn tại mối quan hệ nào giữa vacxin và căn bệnh tự kỷ? Vào năm 2003, một hội đồng 15 thành viên tới từ Trung tâm ngăn chặn và kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ (CDC) và Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ đã cùng khảo sát và kết luận: không có bằng chứng khoa học cho thấy có mối liên hệ giữa hai phạm trù này. Phụ huynh đang mất cảnh giác? Khi tận mắt chứng kiến một đứa trẻ nhà hàng xóm bị bại liệt, người ta sẽ lo lắng điều tương tự xảy ra với con mình hơn và tin tưởng hơn vào vacxin. Nhưng ngày nay, có rất ít các trường hợp vị bại liệt, do vậy, các bà mẹ trẻ tỏ ra thờ ơ với việc tiêm chủng cho trẻ em. Và điều này, theo bác sĩ Paul Offit, phụ trách khoa truyền nhiễm tại bệnh viện nhi ở Philadelphia, là hết sức nguy hiểm. Còn bác sĩ Jane Seward, phó giám đốc khoa bệnh do virut gây ra tại CDC, khẳng định: “tiêm chủng không chỉ là một quyết định vì đứa con thân yêu của bạn, mà còn vì cả xã hội”. Bởi các liều vacxin vừa bảo vệ trẻ em được tiêm mà còn bảo vệ cả những trẻ sơ sinh, các bệnh nhân gây ung thư... tức là những người có hệ miễn dịch kém. Giải pháp tạm ổn Có lẽ những nghi ngại về tác dụng phụ của vacxin vẫn chưa thể hoàn toàn bị xua tan, cũng như các chứng minh rằng vacxin an toàn cho trẻ em chưa thuyết phục, chừng nào giới khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân thực sự của căn bệnh tự kỷ cùng những rối loạn khác của trẻ em trong độ tuổi phát triển. Một giải pháp được đưa ra, theo như giáo sư Tracy Lieu, giám đốc bộ môn Chăm sóc sức khoẻ trẻ em tại Khoa y Đại học Harvard (Mỹ): “Để chứng minh vacxin an toàn cần trả lời câu hỏi rằng yếu tố gien di truyền có phải là thủ phạm của các rối loạn chức năng trong cơ thể người hay không”. Rất có thể đây sẽ là điểm xuất phát đúng đắn cho việc giải quyết vấn đề hóc búa của y học. Dù gì cũng hãy an ủi, các loại virut và vi khuẩn phải mất hàng triệu năm mới "rèn luyện" được các “kỹ năng” tấn công con người, còn chúng ta mới chỉ tham gia chống lại chúng được hai thế kỷ. Do vậy, hãy can đảm tiếp tục cuộc chiến sống còn này. ( Theo Tổ Quốc ) |