Không phải tất cả mọi trẻ đều biết cách kết bạn. Một số trẻ phải học hỏi kỹ năng kết bạn giống như học nói, học đi. Và trong trường hợp này, bạn với vai trò là cha mẹ có thể giúp trẻ xây dựng các kỹ năng xã hội quan trọng đó.
Tất cả cha mẹ đều mong muốn con cái vui chơi vui vẻ. Nhưng nếu bạn thấy bé thất bại khi kết bạn, hoặc làm cho tình bạn trở nên xấu đi, hoặc bị tổn thương, bạn cũng sẽ cảm thấy đau lòng. Nếu trẻ quá xấu hổ, hoặc thu mình không muốn kết bạn, cha mẹ thường cho đó là lỗi của mình. Các nhà tâm lý học và một số cha mẹ đồng ý rằng nếu trẻ khó khăn trong việc kết bạn thì quả thực là điều đáng lo lắng. Mọi trẻ đều muốn có bạn bè, và điều quan trọng là chúng cần biết kết bạn. Do đó, nếu trẻ không kết bạn, cha mẹ cảm thấy rất buồn. Nhưng bạn cần dạy trẻ học hỏi các kỹ năng giao tiếp xã hội cũng giống như các kỹ năng khác như học ăn, học nói, học đi, và bạn là người hoàn hảo để dạy trẻ các kỹ năng đó. Dưới đây là 3 khả năng khiến trẻ khó kết bạn Trẻ làm bạn bè sợ Bé S đi trẻ vào lúc 3 tuổi, ở nhà bé là người rất tự tin và hoạt bát, mẹ bé tin rằng bé sẽ kết bạn tốt. Nhưng giáo viên của bé phản ánh rằng bé không hoà đồng với bạn bè. Khi chơi với bạn cùng lớp, bé S có một số vấn đề: Bé chạy đuổi theo một bé khác, la hét. Để gây sự chú ý, bé khoe "Tớ có đồ chơi", nhưng thực tế, bé mất tự tin hơn. Bé bắt đầu đánh bạn. Chuyên gia giải thích: Bé S chỉ cố gắng muốn chơi với bạn nhưng cách làm của bé sai. Bé nghĩ rằng những việc mà bé làm hoặc những thứ mà bé sở hữu sẽ khiến bé trở nên hấp dẫn với bạn bè hơn. Bé đã sai, nhưng nhiều người lớn trong số chúng ta cũng mắc phải sai lầm này. Trong tình huống trên, nhà tâm lý đề nghị cha mẹ nên kiểm soát cách diễn đạt cảm xúc không mong đợi của trẻ như đánh người khác, xô đẩy hoặc giành đồ chơi. Hơn nữa, ngay cả khi trẻ còn nhỏ, bạn cũng nên giải thích rằng những thứ mà bé thích như khoe đồ chơi lại có thể khiến các bạn khác buồn. Đến thăm nhà một bạn nào đó chỉ có hai bạn chơi với nhau là một cách tốt nhằm giúp trẻ học cách kết bạn. Bạn có thể chỉ cho trẻ thấy hành vi giao tiếp tốt và thực hành cách chia sẻ. Khi khen ngợi trẻ, bạn nên nêu ra hành vi cụ thể mà bé làm tốt như "S, mẹ thực sự thích thú khi con chia sẻ bánh với bạn" hoặc "Con rất lịch sự khi chờ tới lượt con đi xe đạp. Đó là cách chơi với bạn." Mẹ của bé S thấy những gợi ý trên thực sự mang lại hiệu quả. S thích một cậu bé hàng xóm. Do đó, mẹ bé đã mời bé S qua nhà. Mẹ bé giải thích với S rằng bé có nói với bạn những điều dễ thương như "Tớ thích chiếc áo của bạn" hoặc "Bạn có nhiều đồ chơi hay" và không khoe khoang nếu như bé muốn kết bạn, và bé không quá huyên náo khiến bạn sợ. Bé cô đơn Bé F thường ngồi yên lặng với một cuốn sách trong khi các bạn cùng lớp hoạt động xung quanh bé. Ở nhà, bé thường thu mình vào thế giới của bé, và trong khi tổ chức một nhóm các bà mẹ có các bé bằng tuổi bé vui chơi, bé thường chơi một mình. Nhà tâm lý giải thích: Một số bé rất tự hài lòng với bản thân. Điều đó không có nghĩa là trẻ nhút nhát - trẻ thường tỏ ra khá tự tin - nhưng trẻ không thích tham gia vào nhóm bạn đông và thích các hoạt động yên tĩnh hơn. Điều đó hoàn toàn bình thường, nhưng nếu bạn không bao giờ khuyến khích trẻ thực hành các kỹ năng giao tiếp, hoà đồng với bạn bè, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc học hỏi các kỹ năng đó. Bạn có thể đưa trẻ tham gia các nhóm chơi, chơi với bạn bè xung quanh, và đảm bảo có đủ đồ chơi để bọn trẻ chia sẻ như Lego hoặc búp bê. Ở nhà, bạn có thể nói chuyện với bé và khuyến khích bé nói chuyện với bạn. Nếu bé có những cố gắng nho nhỏ khi tham gia nói chuyện với bạn, bạn nên khích lệ bé. Bé quá nhút nhát Bé khăng khăng ngồi lòng mẹ trong khi gặp các bạn mới. Khi đến một nơi mới, bé thường tỏ ra sợ hãi, lo lắng khi cha mẹ vắng mặt. Bé quá nhút nhát đến nỗi không có người bạn nào. Nhận xét của chuyên gia: Nghiên cứu cho thấy rằng các em bé sinh ra với những tính khí rất khác nhau, một số trẻ có khả năng hoà đồng hơn một số trẻ khác. Khi gặp người lạ có thể khiến các em bé sợ hãi. Nhưng bạn nên tạo điều kiện khuyến khích trẻ thích giao tiếp với người khác. Dạy trẻ các kỹ năng mở đầu như chào và giới thiệu tên, cho trẻ tham gia các nhóm học múa hoặc học nhạc. Bạn có thể ngồi cùng trẻ nhưng nói với bé trước rằng bé không ngồi trên đùi bạn và bạn mong muốn bé tham gia cùng các bạn trong lớp. Ngoài ra, bạn có thể mời các bạn của bé tới nhà, bé sẽ cảm thấy tự tin hơn. Bạn không nên thúc giục bé tham gia, mà nên khuyến khích nhẹ nhàng để bé độc lập hơn, nhưng không nên mong đợi bé trở nên dễ thương hoà đồng ngay tức thời. Làm thế nào để bé hoà đồng . Dưới đây là một số gợi ý của chuyên gia: Suy nghĩ tích cực của trẻ. Nếu bạn thường xuyên làm trẻ xẩu hổ hoặc khổ sở, trẻ sẽ làm tương tự với bạn bè. Thay vì vậy, bạn có thể khích lệ trẻ khi trẻ làm điều tốt. Xây dựng sự tự tin. Bạn không nên ép một đứa trẻ trầm lặng hát ở nơi công cộng hoặc đứa trẻ hiếu động phải ngồi yên một chỗ. Bạn có thể giúp trẻ cảm thấy tốt về bản thân, do đó trẻ sẽ không cần phải gây ấn tượng với người khác bằng hành vi không mong đợi của mình. Những trẻ cảm thấy an tâm thường hòa nhập với xã hội tốt hơn. Làm gương. Bạn có thể chào trẻ và yêu cầu trẻ chào người khác, nhưng bạn cũng đừng lấy làm tức giận nếu trẻ không làm điều đó. Bạn có thể nói chuyện, khen ngợi trẻ và hỏi về những việc trẻ đã làm trong ngày, sau đó chú ý lắng nghe những điều trẻ nói. Để trẻ vui vẻ. Chơi theo nhóm và tham gia các hoạt động có tổ chức sẽ giúp trẻ thực hành các kỹ năng xã hội. Chơi nhóm nhỏ. Đến thăm nhà một người bạn hoặc chơi theo nhóm nhỏ có thể giúp trẻ nhút nhát trở nên tự tin hơn. Bạn có thể xắp xếp các hoạt động như vẽ, tô màu để giúp trẻ chơi với nhau. ( Theo Web Trẻ Thơ ) |