Cạnh tranh giữa bé lớn và bé nhỏ Cạnh tranh giữa bé lớn và bé nhỏ
Thử những mẹo nhỏ này để động viên hoà bình giữa các con của bạn Đằng sau sự cạnh tranh giữa bé lớn và bé vừa mới sinh là cái gì? Một nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh sự cạnh tranh giữa bé lớn và bé nhỏ đó là sự kiêu hãnh của bé lớn (bé nhỏ). Trước đây, bé lớn là trung tâm của vũ trụ, mọi người cưng nựng bé, dành hết sự chăm sóc yêu thương cho bé thì nay lại phải chia sẻ cho một sinh linh mới mà bé chưa định hình rõ là từ đâu tới. Sự cạnh tranh bắt đầu từ những việc như: gọi tên một cách xách mé, trêu chọc, ba hoa, xô, đẩy cào cấu hoặc tỏ ra khó chịu với bất kỳ thứ gì liên quan đến đứa em. Bé lớn muốn chứng tỏ uy quyền đối với đứa em và kéo sự quan tâ chú ý của người lớn về phía mình. Bé hi vọng với sự giận dỗi đó sẽ đưa bé lại thời kỳ huy hoàng của bé trước khi bé nhỏ xuất hiện. Nhưng sự cạnh tranh cũng có thể xẩy ra từ bé nhỏ. Dĩ nhiên, khi mới ra đời em bé không thể cạnh tranh. Nhưng sau một thời gian, nếu em không gặp bất kỳ một bất lợi nào từ ông anh (bà chị) lại còn được cả nhà đặc cách ưu đãi thì như một tất yếu, tính tự mãn của bé bắt đầu hình thành. Em bé bắt đầu hành hạ anh (chị) bằng cách kêu khóc, la hét mỗi khi có việc không vừa ý. Lớn hơn một chút, em bé bắt đầu mách người lớn các tội trạng (có hoặc không có thật do em bé bày ra) của anh (chị) nó. Phải làm gì trước khi đứa trẻ đến. Sự cạnh tranh giữa các con đôi khi làm cha mẹ khó xử, thậm chí ngỡ ngàng trước những hành vi gây hấn của các bé. Nhiều người còn cảm thấy đau lòng và bối rối. Để đứa em ra đời được an toàn, cha mẹ cần phải chuẩn bị trước tâm lý cho anh (chị). Gây dựng tình yêu thương cho các con bằng cách nói về sự ra đời của em bé. Cho con thoa nhẹ lên bụng, cảm thấy sự chuyển động của thai nhi đồng thời khích thích trí tưởng tưởng của bé lớn, hỏi bé xem trong bụng của mẹ có cái gì mà to thế? Sau đó, hằng ngày bé và bạn cùng nhau trò chuyện với em bé trong bụng v.v.. Đến khi em bé chào đời, thay vì sao nhãng việc chăm sóc con lớn, bạn hãy nhờ bé đưa giúp cái khăn, lấy giúp bình sữa, cho bé nắm tay em, nũng nịu em, truê đùa với em v.v.. Như thế bạn có thể giam đi một số công việc nỏ, đồng thời bé lớn không cảm thấy bị bỏ rơi mà nghĩ mình rất có ích, mình vẫn còn quan trọng lắm. Thâm chí những lúc bạn lo lắng về tình trạng bất thường của bé nhỏ, cũng có thể chia sẻ với bé lớn, kiểu như: cu Bi ơi, lấy cho mẹ cái khăn, em chớ rồi, mẹ lo quá v.v.. Mặt khác, cũng không nên nuông chiều em bé quá mức. Có trường hợp, người anh (chị) rất hiền, cộng thêm bố mẹ lại chỉ chú ý đến bé nhỏ. Bé nhỏ cứ được “đằng chân lân đằng đâu” lấn lướt anh (chị) dần dần anh (chị) có thể rơi vào trạng thái trầm cảm, khó hiểu thậm chí có thể là tự kỷ. Vì vậy, cha mẹ cần phải hết sức khôn khéo trong vấn đề này. Không được để anh (em) vươn lên chiếm ngôi đứng đầu trong vườn tình yêu của cha mẹ dẫn đến cuộc chiến vô cùng nguy hại giữa các con Nguồn:T-Kid |