Một số chiến thuật giúp trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp(phần 2) Một số chiến thuật giúp trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
(Phần II) B. Các chiến thuật giúp trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp -Học cách nghe - Nhìn- mặt đối mặt - Thu hút sự chú ý và chia sẻ sự chú ý - Bắt chước việc tạo ra các âm thanh - Hiểu các cử chỉ - Hiểu cách thể hiện bằng các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt - Học các từ và ý nghĩa của từ - Sử dụng từ nhiều hơn là các kí hiệu - Hiểu ngôn ngữ - Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp B. Các chiến thuật giúp trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp Học cách nghe - Sử dụng các dấu hiệu để gia tăng sự chú ý của trẻ, ví dụ động vào tai trẻ để “nghe” và động vào má để “nhìn”. - Khi bạn bắt đầu nói với trẻ, hãy sử dụng tên trẻ và đợi đến khi bạn nghĩ là bạn đã đạt được sự chú ý lớn nhất từ trẻ và trẻ đã có khả năng hiểu được câu “Huy nghe đây” - Khi làm việc hoặc chơi với bé, cố giảm bớt tiếng ồn xung quanh hoặc những điều làm giảm sự tập trung. - Hãy nói hoặc hát một cách lặng lẽ bên cạnh trẻ, trong khi làm các công việc hàng ngày của bạn, hãy sử dụng các bài hát quen thuộc và hàng ngày, hãy nói những điều có liên quan đến thời gian trong ngày (lúc ăn, lúc tắm, lúc ngủ) và những điều được nhắc đi nhắc lại hàng ngày. - Giới thiệu cho trẻ một loạt các âm thanh của các tiếng động khác nhau và cường độ khác nhau. - Sử dụng âm nhạc và các động tác để giúp bạn giao lưu với trẻ, hãy hát với trẻ. Tạo ra các bài hát về những điều mà bạn và trẻ thường cùng làm và sử dụng các nhịp điệu quen thuộc như “ đây là cách chúng ta…” hãy khuyến khích trẻ phối hợp, nhảy hoặc lắc lư đúng nhịp của âm nhạc, hãy nhấc bổng trẻ lên và nhảy hoặc quay tròn bé. - Hãy sử dụng các bài hát và nhịp điệu có tính chất hành động đơn giản cố tạo ra sự tạm ngưng cho thời điểm thú vị nhất. Hãy để một sự tạm ngưng mà nó hơi dài hơn so với cảm giác thoải mái với hy vọng rằng trẻ có thể được giúp đỡ bởi các hành động hoặc âm thanh. |