Bạn mong đợi điều gì ở lứa tuổi này? Khi mới sinh, con người đã có khả năng cảm thông với người khác, ít nhất là ở một chừng mực nào đó: Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi một em bé sơ sinh khóc, thì một số bé sơ sinh khóc theo, các bé đó sẽ có khả năng cảm thông nhất. (Do đó, hãy can đảm thử để em bé khóc vài phút trước mặt bé ở tuổi mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi, để bé có thể khóc theo em.) Mặc dù vậy, như tất cả các bạn đều biết, bé 2 tuổi không vị tha và rộng lượng. Bác sĩ chuyên khoa về vấn đề trẻ em và là đồng tác giả của cuốn Positive Discipline for Preschoolers, ông Jane Nelsen nói rằng "Các bé 2 tuổi chưa đủ khả năng để hiểu khái niệm cảm thông". Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không dạy bé hiểu khái niệm đó. Ví dụ, nếu con bạn đánh người khác, bạn có thể nói với bé: "Người khác sẽ đau khi con đánh họ. Điều đó không dễ chịu chút nào. Con cảm thấy thế nào khi người khác đánh con." Tuy những từ bạn nói có tác dụng - nhưng nó chỉ có tác dụng trong một lúc thôi. Muốn bé hiểu khái niệm cảm thông, bạn cần kiên trì dạy bé trong một thời gian dài. Bạn có thể làm gì? Gắn tên cho hành vi của bé. Bắt đầu bằng cách đặt tên cho hành vi của con bạn, qua đó bé có thể nhận biết các cảm xúc. Khi bé hôn vào ngón tay đau của bạn thì hãy nói "ồ, con tốt bụng quá". Qua hành động của bạn, bé sẽ thấy rằng bạn thừa nhận và đánh giá cao sự thông cảm của bé. Bé cũng cần nhận ra các cảm xúc tiêu cực, do đó hãy bình tĩnh chỉ ra các cảm xúc đó khi bé ít căng thẳng hơn. Bạn thử nói với bé "Em sẽ buồn khi con chiếm đồ chơi của em. Con làm gì để em con vui hơn?" Khen gợi hành vi cảm thông. Khi con bạn có những hành động tốt, bạn hãy nói rằng bé đã cư xử đúng và càng cụ thể càng tốt: "Con rất hào phóng khi cho em mượn con gấu của con! Điều đó làm em vui. Con có thấy em đang cười không?" Khuyến khích bé nói về các cảm xúc của bé và của bạn. Lăng nghe để bé biết rằng bạn quan tâm đến các cảm xúc của bé. Hãy nhìn vào mắt bé khi bé nói chuyện với bạn, và diễn giải những gì bé nói. Khi bé hét lên vui sướng thì bạn có thể trả lời rằng "ồ, ngày hôm nay con đang cảm thấy vui sướng." Có thể bé chưa biết nói cho bạn biết lý do tại sao, nhưng bé sẽ thể hiện cảm giác vui sướng. Tương tự như vậy, bạn chia sẻ cảm xúc của chính bạn: "Mẹ cảm thấy buồn khi con đánh mẹ. Chúng ta hãy nghĩ đến những cách khác mà con có thể nói cho mẹ biết là con không muốn đi đôi giầy đó nhé." Bé sẽ hiểu rằng hành động của bé ảnh hưởng đến người khác. Chỉ ra hành vi tốt của người khác. Dạy con bạn chú ý đến hành động tốt bụng của người khác. Nói chuyện với bé "Con có nhớ người phụ nữ ở của hàng tạp hoá đã giúp chúng ta nhặt thực phẩm khi mẹ làm rơi túi không? Cô ấy rất tốt với chúng ta, và cô ấy giúp mẹ vui hơn." Bằng cách đó, bạn đã giúp con bạn hiểu rằng hành động của người này ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác. Giúp bé hiểu biết qua sách, bạn thử hỏi xem bé nghĩ gì về cảm xúc của con chó con bị lạc trong truyện như thế nào, hoặc hỏi bé tại sao cô bé trong truyện đang cười. Bạn chia sẻ với con bạn cảm xúc của mình nếu bạn là một trong những nhân vật đó, và xem bé sẽ phản ứng như thế nào. Những cuộc thảo luận như vậy sẽ giúp bé hiểu cảm xúc của người khác và liên hệ với cảm xúc chính bé. Dạy bé những phép lịch sự cơ bản. Cư xử tốt là một cách vững chắc để bé quan tâm và tôn trọng người khác. Ngay khi con bạn có thể diễn đạt bằng lời, bé đã có thể nói "Xin mời" và "Cảm ơn". Có nghĩa là bạn cần sẵn sàng hơn khi bé yêu cầu lịch sự, và bạn không thích bé ra lệnh cho bạn. Tất nhiên, lịch sự với bé đáng giá bằng một nghìn nguyên tắc và lời giải thích. Bạn hãy thường xuyên nói "Xin mời" và "Cảm ơn" với con bạn và với người khác, và bé sẽ hiểu rằng những từ đó là một phần của giao tiếp ở nhà và nơi công cộng. Đừng giận dữ để điều khiển con bạn. Bạn rất dễ giận dữ khi bé đánh em, bạn cố gắng đừng giận để điều khiển cách cư xử của bé. Chỉ dẫn và đưa ra ví dụ sẽ có hiệu quả hơn nhiều, đặc biệt là với bé ở lứa tuổi này. Theo nhà tâm lý học và là tác giả của cuốn Twenty Teachable Virtues , ông Jerry L. Wyckoff nói: Khi bạn nói với bé "Mẹ đang phát điên lên với con đây" thì bé sẽ chấm dứt và rút lui. Thay vì vậy, bạn hãy chỉ dẫn con bạn cảm thông. Bình tĩnh sẽ tốt hơn giận dữ. Sau đó bạn nói rõ ràng rằng ‘Mẹ biết con giận, nhưng con không được đánh em. Điều đó sẽ làm em đau và làm mẹ buồn. Mong con vui lòng xin lỗi em con." Giao việc nhỏ. Các nhà nghiên cứu đồng ý rằng các bé học hỏi tinh thần trách nhiệm cũng có thể học tinh thần vị tha và quan tâm đến người khác. Bé 2 tuổi thích làm các nhiệm vụ nhỏ và một số việc như cho thú nuôi ăn, công việc này dạy bé cảm thông, nhất là khi bạn khen bé làm tốt: "Hãy nhìn con chó đang vẫy đuôi này! Con rất tốt với nó. Nó đang vui vì con cho nó ăn đấy." Nêu gương tốt. Các hành động ân cần và từ thiện của bạn là cách rất tốt để dạy con bạn cảm thông. Cho bé cùng đi khi bạn mang biếu người hàng xóm đang ốm hoặc một người bạn mới sinh em bé một bữa ăn. Hãy cùng bé đóng gói quần áo để mang chúng đến hội từ thiện địa phương. Bạn có thể giải thích đơn giản rằng một số người ốm không có đủ thực phẩm và quần áo, do đó chúng ta cần giúp đỡ những người xung quanh chúng ta. Theo lamchame.com |