Dạy trẻ biết lễ phép
Tận dụng uy quyền của bố mẹ có thể làm cho con cái nhận thức được quan hệ giữa cha mẹ và chúng, để trẻ phục tùng bố mẹ vô điều kiện. Khi mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ đối đẳng, cha mẹ luôn tôn trọng tính tự chủ của con trẻ, thì họ là những người có uy quyền nhất. Không nên lập tức đáp ứng yêu cầu Hiện nay, do cuộc sống sung túc hơn trước nên khi con trẻ cần gì, các bậc cha mẹ đều đáp ứng. Một khi yêu cầu được thoả mãn, trẻ luôn nảy sinh cảm giác hài lòng và không biết cảm ơn vì chúng giành được mọi thứ quá dễ dàng. Trẻ sẽ không có cảm giác chờ đợi, trông mong và chúng cũng không cảm thấy vui mừng lúc có được những gì mình muốn, điều này đã giảm bớt sự uy nghiêm của bố mẹ trong lòng con cái. Đôi khi, dù bạn đã dự định chấp nhận yêu cầu của trẻ, thì bạn cũng nên cho chúng một khoảng thời gian chờ đợi, để trẻ thấy rằng muốn cái gì đó không phải là dễ dàng có được. Hãy thử giữ im lặng Nếu một bà mẹ hàng ngày rất lắm điều nhưng một hôm bỗng nhiên trở nên ít nói, không thúc giục con cái học bài thì chắc chắn con trẻ sẽ cảm thấy lo lắng vô cùng. Bởi vì khi chúng đã chuẩn bị sẵn sàng đón nhận sự trách mắng của cha mẹ, chúng sẽ cảm thấy yên tâm hơn và xoá bỏ được cảm giác căng thẳng. Nếu trẻ thấy có sự im lặng ngoài dự kiến, chúng sẽ bắt đầu phán đoán, băn khoăn. Tuy nhiên, bạn phải hiểu rằng, sự im lặng này có hiệu quả hơn nhiều so với những lời trách mắng, vì im lặng là cách chối từ giải thích tốt nhất. Bố mẹ không trách móc con trẻ, mà im lặng để duy trì mối quan hệ căng thẳng, đó là biện pháp tốt để tỏ rõ sự uy nghiêm của bố mẹ. Tôn trọng tính tự chủ của trẻ Đôi khi, bạn cần phải cho con trẻ vô tình hiểu được bố mẹ là người đánh giá mình chính xác nhất. Bạn cần cố ý tạo ra những cơ hội khen ngợi, trách mắng con cái, như vậy con trẻ sẽ tự nhiên hiểu được sự uy nghiêm của bố mẹ mà ngoan ngoãn vâng lời. Không nên tuỳ tiện xin lỗi trẻ Trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, đôi khi bố mẹ cũng có sai lầm, nhất là khi không giữ được lời hứa với trẻ. Lúc đó, bạn cần phải xin lỗi con. Ở nghệ thuật thuyết phục, biện pháp xin lỗi và hạ thấp bản thân mình để trẻ cảm thấy được chiếm ưu thế, chỉ nên được áp dụng khi bạn đứng ở thế đối lập với chúng. Đây là cách để rút ngắn khoảng cách giữa hai người. Nếu bố mẹ tuỳ tiện xin lỗi con trẻ, ở mọi chuyện dù lỗi là ở trẻ, trẻ sẽ nhờn và không còn sự kính trọng đối với cha mẹ. Chỉ bảo trực tiếp Khi dạy bảo giáo dục con cái, cha mẹ nên ngồi đối diện với trẻ, dù bạn im lặng cũng thể hiện được uy lực của mình. Ngược lại, nếu bố mẹ ở bên cạnh trẻ thì rất khó có hiệu quả. Mắng con cần phải thể hiện vẻ mặt nghiêm túc. Sau những lần bị trách mắng, trẻ cũng biết cách quan sát lời nói và sắc mặt của bố mẹ, chúng sẽ làm việc theo nét mặt của bố mẹ. Nếu sau mỗi lần mắng trẻ, bố mẹ lại tỏ ra quan tâm đến con hơn, thì những đứa trẻ này luôn cho rằng sẽ không sao nếu bị bố mẹ trách mắng, chỉ cần khi bố mẹ tức giận thì phải biết nhẫn nại chờ đợi, sau cơn mưa trời lại sáng. Vì vậy khi bố mẹ vừa mắng con xong, không nên lộ vẻ mặt vui tươi, dễ dãi ngay với con trẻ. Nhắc nhở những sai lầm của trẻ làm nhiều lần Vì nếu bạn gộp toàn bộ sai lầm của trẻ để nói trong một lần, thì trẻ nghĩ rằng chỉ cần cố chịu qua lần này thì sẽ không bị sao nữa. Chúng cảm thấy vui mừng, vì số lần bố mẹ trách mắng đã được giảm bớt. Như vậy có nghĩa là bố mẹ đã vô tình mắc bẫy của trẻ. Bố mẹ cần phải cho trẻ hiểu rằng mình không phải là người dễ dãi, khi mắng trẻ phải thật nghiêm khắc, dù có nhiều điều muốn nói nhưng đừng nói một lần, nên chia thành nhiều lần sẽ tốt hơn. Hãy tận dụng các cơ hội để trẻ biết được khuyết điểm của chúng. Để cho trẻ nhớ lại những việc đã hoàn thành Cần thường xuyên khen ngợi trẻ khi chúng làm được việc tốt và thỉnh thoảng lại nhắc lại thành tích đó của trẻ. Như vậy trẻ sẽ cảm thấy tin tưởng ở bản thân và phát huy các sở trường của mình. Do vậy, mỗi lần thấy con trẻ chán nản thì bạn nên gợi lại những gì chúng đã đạt được, để chúng lấy lại tinh thần phấn chấn hướng về tương lai. Ngầm bảo cho trẻ biết “Thất bại cũng không sao!” Điều này không có nghĩa là lý luận suông, mà rất phù hợp với tâm lý của trẻ. Nếu trẻ làm một việc gì đó mà cha mẹ nói “Con không được thất bại”, thì chúng càng lo lắng, dễ thất bại. Ngược lại nếu bảo trẻ “Con hãy cố gắng làm tốt. Thất bại cũng không sao!”, thì sẽ xoá tan được cảm giác căng thẳng của trẻ và trẻ sẽ không bị thất bại. Theo chametainang.net |