Lựa chọn đồ chơi cho bé như thế nào? Đồ chơi là một thứ tài sản vô cùng quý giá mà bất kỳ một em bé nào cũng muốn được sở hữu. Nhưng để chọn mua được một thứ đồ chơi phù hợp với lứa tuổi lại có tác dụng phát triển trí tuệ cho bé thì thật là khó đối với các bậc phụ huynh.
Ảnh: corbis.com
Khi chơi đồ chơi bé không chỉ vui mà còn được gợi mở, được học, từ đó thúc đẩy sự phát triển trí tuệ và kĩ năng chơi cho bé. Một số phụ huynh cho rằng mua càng nhiều đồ chơi cho bé càng tốt nhưng thực sự không phải như vậy. Đồ chơi cho bé cần phải có tác dụng kích thích trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của bé đông thời phải phù hợp với tính cách, sở thích của từng lứa tuổi. 1. Lựa chọn đồ chơi theo lứa tuổi Bé dưới 4 tháng tuổi: Bạn nên mua cho bé những đồ chơi có tác dụng phát triển thị giác, thính giác và các động tác của cơ bàn tay. Hãy chọn những đồ chơi to, màu sắc sặc sỡ, có âm thanh phát ra. Bé từ 5 - 10 tháng tuổi: Lúc này bé đã có thể giơ tay lên để cầm nắm đồ chơi, nên chọn cho bé những đồ chơi dễ cầm nắm, phát quang, phát ra âm thanh và dễ lay động được. Bé từ 11 - 18 tháng: Ở giai đoạn này bé đã biết đi, bạn nên mua cho bé những đồ chơi phát ra âm thanh và có thể chuyển động được như xe tập đi, xe đẩy, xe kéo giành cho trẻ nhỏ… để giúp bé có hứng thú rèn luyện kĩ năng đi. Bé từ 18 tháng - 3 tuổi: Bây giờ thể lực và trí tuệ của bé đã phát triển hơn, bé thích bắt chước và tập làm theo những động tác của người lớn, tư duy của bé mang tính trực quan hình tượng. Nên mua cho bé những đồ chơi có tính chất mô phỏng lại cuộc sống xã hội như: đồ chơi nấu ăn, đồ chơi bác sĩ… Bé từ 4 - 5 tuổi: Bé đã lớn rồi ,không còn hứng thú với nhưng đồ chơi có động cơ mà thích chơi những đồ chơi có tình tiết đơn giản. Chẳng hạn như: búp bê phải cử động được, chân, tay, mắt phải cử động, quần áo phải cởi ra được… Bé từ 5 - 6 tuổi: Nên chon mua những đồ chơi phát huy trí thông minh của bé như : đất sét, đồ chơi xếp hình, tranh động vật, trò chơi điện tử,… 2- Lựa chọn đồ chơi theo tính cách của bé. Đối với những bé quá hiếu động: Nên lựa chọn những đồ chơi ở trạng thái tĩnh để sửa thói quen quá hiếu động của bé.Bạn hãy mua đồ chơi xếp hình, đất nặn,… định hướng sự chú ý của bé vào tay và não để tháo, lắp ghép hình, dần dần sẽ khắc phục được thói quen hiếu động của bé. Đối với những bé có tính nhút nhát, trầm ngâm: Ngược lại bạn nên chọn loại đồ chơi ở trạng thái động cho những bé có tính cách nhút nhát, trầm ngâm. Đó là các loại đồ chơi như: ô tô, máy bay, xe tăng…hoặc các loại đồ chơi cần phải chơi với bạn, dần dần bé sẽ trở nên hoạt bát và nhanh nhẹn hơn. Đối với những bé hấp tấp, vội vàng: Hãy lựa chọn những đồ chơi mang tính chế tác để sửa tính khí nóng vội cho bé. Nên cho bé chơi một số đồ chơi tự tạo bằng giấy, gỗ, vải để bé tự tay làm các loại đồ chơi, từ từ luyện cho bé tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, không nóng vội. 3. Nguyên tắc chung khi chọn đồ chơi cho bé - Đồ chơi phải đảm bảo vệ sinh, cấu tạo chắc chắn, an toàn, dễ rửa sạch. - Nguyên liệu dùng làm đồ chơi không độc hại, hìng dạng không góc cạnh. - Đồ chơi không được phát ra âm thanh quá lớn sẽ ảnh hưởng đến thính giác của bé. - Đồ chơi treo trước mặt bé (đối với bé dưới 3 tháng tuổi) phải thường xuyên thay đổi vị trí, tránh để bé nhìn quá lâu vào một điểm hoặc một hướng. - Đồ chơi phải có tính thẩm mỹ, hình dạng sinh động, có thể tạo hứng thú say mê và phát triển trí tưởng tượng cho bé. ( Theo Web Trẻ Thơ ) |