Đồ chơi trẻ em: Không phải đắt tiền là tốt!
Không phải đắt tiền là tốt Chỉ mua đồ chơi cho con nhưng chị Hoàng Minh Thu (Kim Đồng, Hoàng Mai, Hà Nội) cũng đau đầu. Chị phàn nàn: Giờ không biết mua gì cho con chơi chị ạ. Con nhỏ nhà em thích chơi gấu bông, mua đồ của Trung Quốc thì cảnh báo là nguy hiểm đường hô hấp. Mua đồ xịn thì quá đắt. Anh Nhật Nguyên (Cầu Giấy, HN) sau khi nghe khá nhiều cảnh báo về đồ chơi Trung Quốc nguy hiểm độc hại đã vứt sạch đống đồ chơi cũ của cậu con trai 5 tuổi. Anh mang về cho con những đồ chơi cao cấp như máy chơi điện tử với giá cả triệu đồng. Tuy nhiên sau một thời gian dài gắn bó với chiếc máy điện tử, bé Kỳ con anh Nguyên có biểu hiện sút cân, mệt mỏi, ngại va chạm với người lạ. Theo chuyên gia tâm lý ThS Phạm Mạnh Hà (Đại học KHXH & NV Hà Nội), một trong những phương thức chữa bệnh tự kỉ ở trẻ là kích thích sự vận động của trẻ bằng các đồ chơi thích hợp. Đối với các trẻ mặc bệnh rối loạn tăng động tức hiếu động quá mức lại phải kìm hãm trẻ bằng những trò chơi và đồ chơi tư duy, ít vận động cơ thể hơn. Có thể làm hư tính cách Một thực tế đáng lo ngại là không thể kiểm soát được trò chơi khi các gia đình tự ý mua cho con. GS.TS Nguyễn Văn Lê, hiệu trưởng Trường Cao đẳng sư phạm mẫu giáo TW cho biết: Hiện nay trong hệ thống trường mầm non, đồ chơi cho trẻ em đã thực hiện theo chuẩn. Có đồ chơi phát triển ngôn ngữ, đồ chơi vận động, đồ chơi phát triển mối quan hệ xã hội. Thế nhưng đó là khi ở trường. Về nhà các bậc cha mẹ lại mua súng hơi, súng bắn nước, đao, kiếm... thành ra lợi bất cập hại. TS tâm lý Trương Thị Bích Hà, trung tâm Tư vấn tâm lý Niềm tin khuyến cáo, nhìn cách "ứng xử" với đồ chơi của con trẻ có thể biết tính cách của chúng thế nào. Ví dụ những trẻ thích chơi các trò chơi bạo lực, hay đập phá đồ chơi sau này dễ trở thành người nóng tính, thậm chí ưa sử dụng tay chân. Từ những quan sát này cha mẹ có thể định hướng tính cách trẻ thông qua các loại đồ chơi, hướng dẫn cách chơi. Vậy có thể điều chỉnh bằng cách nào? GS Nguyễn Văn Lê cho rằng: Khi phát hiện thấy con có biểu hiện đập phá đồ chơi, các bậc cha mẹ cũng cần tìm hiểu xem tại bé không thích đồ chơi đó, hay cháu "bị gắn" với đồ chơi lâu quá. Khi đó không nên thay đổi đồ chơi khác mà nên tìm cho con những người bạn, hoặc đưa đi thăm quan công viên, sở thú... Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia tâm lý, "giới tính" của đồ chơi có thể ảnh hưởng tới sự phát triển giới tính của trẻ sau này. Đừng biến cậu con trai trở nên nữ tính bằng các loại búp bê cho dù cậu bé đó có thích thú chơi những em bé búp bê xinh xắn tới cỡ nào đi nữa.
( Theo KTĐT ) |