Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Các nhu cầu của em bé


Em bé của bạn sẽ luôn luôn phải nạp vào đủ lượng thức ăn để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nếu không muốn ăn thì đó là bé không có nhu cầu. Như vậy là sẽ có ngày bé không muốn ăn bất cứ thứ gì, nhưng sau đó lại có những thời kỳ ăn được rất nhiều.

Để có một chế độ ăn cân đối, con bạn phải ăn đủ thức ăn từ mọi nhóm thực phẩm khác nhau theo tỷ lệ thích hợp. tuy nhiên, việc này không phải dựa trên cơ sở mỗi ngày, nên khi bạn xét xem em bé ăn có tốt không, thì bạn phải xét chuyện đó về lâu dài: hãy xem em bé ăn gì tuần trước hơn là xét xem em bé đang ăn cái gì ngày hôm nay. Nhìn dưới góc độ ấy thì việc em bé chẳng thích ăn gì ngoài bánh mì trong vòng 2 ngày liền cũng chẳng là việc đáng phải quan tâm, khi chắc hẳn là em bé sẽ ăn vào đủ trái cây và rau trong tuần để cân đối lại thôi. Điều quan trọng là phải cho bé nhiều thức ăn khác nhau dể bé chọn lựa: cháu không thể nào ăn được những thức ăn cần thiết, nếu những thứ đó không được bạn chuẩn bị trước.

Dần dần rồi em bé sẽ ăn được nhiều thức ăn giống như bạn, nhưng chế biến dưới một hình thức cháu có thể dùng được. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu bạn cho rằng nhu cầu em bé chẳng khác gì so với nhu cầu của mình, hoặc một chế độ ăn được xem là lành mạnh cũng sẽ tốt cho cháu. Chẳng hạn bạn có thể nhằm mục tiêu giảm lượng chất béo ăn bằng cách dung các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp, nhưng bạn phải cho con uống sữa nguyên kem cho đến khi bé lên hai. Sau đó thì bạn có thể cho bé uống sữa hớt hớt một phần kem, nếu bạn thích thế. Tuy nhiên, các lợi ích từ việc giới hạn lượng đường ăn vào đối với sức khỏe, ứng dụng vào với em bé cũng y hệt như đối với người lớn. Bạn cũng đừng bao giờ nên muối vào các món ăn của bé: hai quả thận em bé còn quá non yếu để xử lý muối.

Biên dịch: BS Nguyễn Lân Đính

( Theo Chametainang )