B. VỆ SINH
I. VỆ SINH CÁ NHÂN
1, Vệ sinh cá nhân trẻ
a. Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng vệ sinh
- Chuẩn bị đầy đủ khăn mặt đảm bảo vệ sinh( một khăn mặt/ trẻ). Chuẩn bị đủ bô, sô, chậu.
- Chuẩn bị đủ dụng cụ cho trẻ rửa tay: Thùng có vòi hoặc vói nước vừa tầm tay trẻ ( nếu đựng nước vào sô hay chậu thì phải có gáo dội) . xà phòng rửa tay. Khăn khô sạch để lau tay. Xô hay chậu để hứng nước bẩn ( nếu cần )
- Chuẩn bị đủ quần áo, tã lót dự trữ để thay cho trẻ khi cần thiết nhất là về mùa đông. Đối với trẻ bé, hằng ngày yêu cầu cha mẹ đem theo một số khăn mùi xoa hoặc miếng vải mềm, sạch để lsau mũi cho trẻ. Nếu có điều kiện, chuẩn bị khăn giấy mềm, hợp vệ sinh để lau mũi cho trẻ.
b. Vệ sinh cho trẻ
Vệ sinh da
- Lau mặt:
+ Cô lau mặt cho trẻ trước và sau khi ăn, khi mặt bị bẩn. Khi lau chú ý dịch chuyển khăn sao cho da mặt của trẻ luôn luôn được tiếp xúc với phần khăn sạch. Trong quá trình lau mặt cho trẻ, các thao tác cần phải nhẹ nhàng, tránh làm trẻ đau và sợ hãi. Vừa lau mặt cho trẻ vừa trò chuyện âu yếm và nói các động tác cô đang làm để trẻ có cảm giác nhẹ nhàng.
+ Những trẻ bị chàm, mụn nhọt cần lau cho trẻ sau cùng và giặt khăn riêng để bệnh không lây lan qua trẻ khác. Trường hợp trẻ bị chảy mũi nước ( trẻ bé) cần lau ngay cho trẻ tránh để trẻ liếm mũi hoặc quệt ngang. Nhắc nhở trẻ lớn tự lấy khăn lau mũi và không bỏ vật lạ vào mũi.
+ Đối với trẻ trên 24 tháng, cho trẻ nhận biết khăn lau mặt thao đúng kí hiệu khăn của trẻ.
- Lau tay, rửa tay:
+ Đối với trẻ dưới 18 tháng tuổi: Cô dùng khăn ẩm, sạch lau tay cho trẻ trước và sau khi ăn. Khi tay trẻ bẩn thì phải rửa tay. Mùa đông nên dùng khăn ấm để lau.
+ Trẻ trên 18 tháng : Cô rửa tay cho trẻ dưới lòng nước chảy ( vòi nước hoặc dùng gáo dội). Cô rửa từng tay cho trẻ theo các bước sau: rửa từ cổ tay, mu bàn tay, kẽ tay, đầu ngón tay rồi rửa lòng bàn tay và ngón tay, rửa xong dùng khăn sạch lau tay cho trẻ.
+ trong khi chăm sóc vệ sinh cho trẻ, cô vừa làm vừa giải thích để trẻ hiểu tại sao phải rửa tay sạch. Trẻ trên 24 tháng, bước đầu hướng dẫn cho trẻ làm quen với cách rửa tay và tự lau tay khô.
Vệ sinh răng miệng
- Để giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ, hàng ngày cô cần cho trẻ uống vài thìa nước chín để tráng miệng sau mỗi lần bú hoặc uống sữa ( đối với trẻ chưa mọc răng)
- Khi trẻ đã mọc răng, hằng ngày sau khi ăn, hướng dẫn cha mẹ lau răng, miệng cho trẻ bằng khăn sạch, mềm, có thấm nước muối loãng. Với trẻ lớn hơn có thể tập cho trẻ xúc miệng. Phối hợp với gia đình cho trẻ 3 tuổi tập đánh răng. Không nên cho trẻ ăn quà vặt nhất là kẹo, bánh ngọt. nên cho trẻ đánh răng định kì để phát hiện sớm răng sâu và chữa trị kịp thời. Dạy cho trẻ có thói quen ngậm miệng khi ngủ, thở bằng mũi để miệng và răng không bị khô.
Vệ sinh quần áo, giày dép
- Không để trẻ mặc quần áo ẩm ướt, khi trẻ bị nôn trớ, đại tiểu tiện ra quần áo hoặc mồ hôi ra nhiều, cô cần thay ngay cho trẻ. Cởi bớt quần áo cho trẻ khi trời nóng, mặc thêm khi trời lạnh.
- Để chống nhiễm lạnh đôi chân của trẻ, ngoài đôi dép hay giày trẻ đi đến lớp, cần có thêm một đôi dép sạch cho trẻ đi trong lớp.
- Cô nhắc cha mẹ của trẻ đưa đủ tất, quần áo, tã lót dự trữ để thay cho trẻ khi cần thiết. nên cho trẻ mặc quần áo bằng những loại vải mềm, thấm mồ hôi. Nên dùng loại giày dép hơi rộng hơn so với chân trẻ một chút, dép mềm, mỏng, nhẹ, dễ cởi, có quai sau cho trẻ dễ đi.
Vệ sinh khi đi bộ
- Khi trẻ ngồi vững mới bắt đầu tập cho trẻ ngồi bô. Trường hợp trẻ bé mới ngồi bô, cô phải ở cạnh trẻ và dỗ dành trẻ để trẻ làm quen với việc ngồi bô. Cô cần có động tác nhẹ nhàng, thái độ dịu dàng, không quát mắng trẻ.
- Khi sắp xếp ghế bô cho trẻ ngồi cần dặt ghế bô cách nhau một khoảng cách thích hợp, không để trẻ ngồi sát nhau quá gây mất trật tự trong giờ đi bô.
- Chỉ cho ngồi bô khi trẻ cần đại tiện hoặc tiểu tiện, không cho trẻ ngồi bô hàng loạt, trẻ nào có nhu cầu thì cho ngồi bô trước. Không để trẻ ngồi bô không quá 10 phút. Trường hợp trẻ ngồi bô quá 10phút mà không đại tiện hoặc tiểu tiện phải cho trẻ đứng dậy.
- Trong khi trẻ ngồi bô, cô phải quan sát để đảm bảo trẻ không bị ngã, không để trẻ ngồi bô rồi đi làm việc khác. Không nên cho trẻ ngồi sát hẳn vào tường khi tường ẩm. Mùa đông hoặc những ngày trời lạnh phải cho trẻ đi dép hoặc kê miếng ván, trải vải hoặc thảm nilong xuống chỗ trẻ đặt chân. Cho trẻ ngồi nơi kín gió tránh gió lùa.
- Sau khi đi đại tiện cần rửa ngay cho trẻ. Cô bế trẻ, dùng tay rửa cho trẻ dưới vòi nước chảy hoặc dùng gáo để dội, rửa từ trước ra sau. Rửa xong dùng khăn khô lau cho trẻ
- Đổ bô ngay sau khi trẻ đi vệ sinh vào nơi quy định, rửa bô sạch sẽ, úp khô, phơi nắng. Sau đó cô phải rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi làm việc khác.
2. Vệ sinh cá nhân cô
- Cô phải giữ vệ sinh, phòng bệnh tốt để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh, không làm lây lan bệnh trong nhóm và trong nhà trẻ.
a. Vệ sinh thân thể
- Giữ gìn da sạch sẽ, nhất là hai bàn tay. Khi chăm sóc trẻ, hai bàn tay cô phải uôn sạch sẽ. Cô cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi làm vệ sinh cho trẻ, sau khi quét rác hoặc lau nhà.
- Đầu tóc luôn gọn gàng, sạch sẽ. Không để móng tay dài khi chăm sóc trẻ.
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đeo khẩu trang khi chia cơm cho trẻ, khi ho, sổ mũi,viêm họng.
b. Vệ sinh quần áo, đồ dùng cá nhân
- Quần áo phải luôn gọn gàng, sạch sẽ. Nếu có quần áo công tác phải thường xuyên mặc trong quá trình chăm sóc trẻ. Không mặc trang phục công tác về gia đình hoặc ra ngoài.
- Đồ dùng cá nhân của trẻ và cô phải riêng biệt, không sử dụng đồ dùng cá nhân của trẻ.
c. Khám sức khỏe định kì
Nhà trường cần khám sức khỏe định kì và tiêm phòng dịch đầy đủ cho các giáo viên, cán bộ nhân viên. Nếu cô mắc bệnh truyền nhiễm hoặc nhiễm trùng cấp tính thì không được trực tiếp chăm sóc trẻ.