Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Các vấn đề thường gặp trong nuôi dưỡng


Giải quyết các vấn đề thường gặp trong nuôi dưỡng / Các vấn đề thường gặp trong nuôi dưỡng là gì?

Mọi em bé đều quấy khóc, đánh hơi hay tiêu chảy lúc này hay lúc khác. Ðây chính là những vấn đề thường gặp trong nuôi dưỡng. Nhưng dù cho chúng là thường gặp nhưng chúng vẫn có thể khiến bạn và con bạn khổ sở.

Nếu con bạn có một hay nhiều triệu chứng nói trên, hãy gọi cho bác sĩ. Bạn phải nói cho bác sĩ biết con bạn có triệu chứng gì, xảy ra khi nào và kéo dài bao lâu. Bác sĩ của bạn sẽ có thể đưa ra những hướng dẫn để làm cho con bạn tốt hơn lên.

Nếu con bạn bị đau bụng quặn....
Bạn đã từng nghe những câu chuyện khó tin. Bạn bè kể cho bạn nghe về con của họ hay bị chứng đau bụng quặn phải cho nằm trong nôi ru bằng pin trong mấy tháng đầu vì đó là cách duy nhất có thể dỗ được những trận khóc dai dẳng của bé. Nhiều đứa trẻ khóc mãi và bị đau quặn bụng. Và cha mẹ chúng cũng mắc bệnh theo với chúng !

Làm sao bạn có thể nói rằng con bạn bị đau bụng quặn ? Bé có thể khóc mãi không dỗ được trong một thời gian dài hoặc quấy quá om sòm, ngủ không ngon giấc hay bụng chướng đau nhiều. Nhiều bé bị đau bụng quặn cần phải được bú ngay. Nếu con bạn bị đau bụng quặn, bạn sẽ thấy bực mình và chán nản... dường như là hết cách ! Nhưng nên nhớ rằng, đau bụng quặn không phải gây nên do việc bạn làm hay không làm.
Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra cách giảm đau cho bé. Nhiều bác sĩ khuyến cáo dùng Enfamil Nutramigen, một loại sữa bột duy nhất đã được chứng minh trên lâm sàng là có hiệu quả làm giảm cơn đau bụng quặn do nguyên nhân dị ứng với protein sữa bò. Ðiều này giúp cho các bé- và cả cha mẹ chúng- vượt qua giai đoạn hay đau bụng quặn trong hơn 50 năm qua.

Ðây là cơ chế tác dụng của nó. Nutramigen là một loại sữa bột thuỷ phân protein, ít có tính dị ứng. Nghe có vẻ hơi khó đọc nhưng nó có nghĩa là protein trong Nutramigen được phân huỷ (thuỷ phân) thành những mẩu nhỏ đến mức hầu như không có em bé nào bị mẫn cảm với nó. Công thức đặc biệt của nó có thể làm các triệu chứng đau bụng quặn cải thiện hay mất đi nhanh chóng. Thật ra, Nutramigen đã được chứng minh trên lâm sàng là làm giảm được thời gian khóc và các triệu chứng khác liên quan đến đau bụng quặn trong vòng 48 tiếng nếu đau bụng là do dị ứng với protein trong sữa bò.

Làm thế nào giúp bé khi nó bị đau bụng quặn....
Nếu con bạn bị đau bụng quặn, chắc chắn bạn sẽ gắng làm một cái gì đó để giúp nó. Sau đây là một vài gợi ý:

- Bế trẻ sát vào người bạn bằng cái yếm đeo hay quấn trẻ trong một cái mền và ru trẻ.

- Ðặt trẻ vào nôi ru

- Cố gắng để trẻ được yên tĩnh hơn.

- Cho trẻ vận động - ru trẻ, dắt đi bộ hay đặt trẻ ngồi vào xe và cho nó đi một vòng.

- Ðể trẻ ở tư thế bụng trẻ nằm trên đùi hay trên cánh tay bạn.

- Bật đĩa CD thích nghe nhất lên. Tiếng ồn có thể giúp trẻ quên bớt đau. Một số trẻ rất thích nghe "tiếng chạy đều đều" của máy hút bụi hay máy giặt.
Phòng trẻ không để sáng quá nhằm giúp trẻ dễ ngủ hơn vào ban ngày.

- Luôn sẵn sàng chai sữa. Ðừng để trẻ bị bỏ đói quá lâu.

Tự an ủi rằng cơn đau bụng quặn sẽ không kéo dài lâu. (Ða số trẻ hết bị chứng này khi được 3 hay 4 tháng). Nếu bạn rất bực mình và chán nản (bố mẹ có con bị đau bụng quặn thường như vậy!), hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc với nhóm giúp đỡ bố mẹ. Tranh thủ hiểu biết thêm về chăm sóc trẻ nhỏ để tạo ra cho chính bạn một khoảnh khắc nghỉ ngơi cần thiết. Ðiều quan trọng là bạn không bao giờ được mất bình tĩnh và vứt trẻ nằm đó hay đánh trẻ.

Nếu con bạn nôn trớ thức ăn...
Hầu như đứa trẻ nào cũng có nôn trớ thức ăn. Một vài đứa còn luôn luôn trớ thức ăn sau mỗi bữa ăn. Có thể do trẻ được cho ăn quá no hoặc bị trớ sau khi ợ. Nhưng sự việc thường trông có vẻ đáng sợ hơn thực tế. Thường thì chỉ trớ ra một hai muỗng sữa - không ảnh hưởng gì đến việc nuôi dưỡng. Ða số trẻ sẽ hết "nôn trớ" khi trẻ đến giai đoạn tự ngồi được. Nên nhớ rằng nôn trớ khác với nôn mửa. Con bạn có thể chẳng bị ảnh hưởng gì khi nó nôn trớ nhưng nếu nôn mửa thì sẽ nặng nề hơn và làm cho trẻ mệt. Nôn mửa thường xảy ra sau khi trẻ ăn và nôn ra một lượng thức ăn nhiều hơn so với bị trớ. (Nếu trẻ bị nôn vọt - nôn bắn ra xa hai đến ba feet - hoặc nôn thường xuyên thì cần đi bác sĩ).

Bạn không thể nào ngăn không cho trẻ trớ ra cả, nhưng bạn có thể làm giảm các đợt nôn trớ cũng như lượng thức ăn mà trẻ trớ ra bằng cách :

- Làm cho mỗi bữa ăn càng nhẹ nhàng và thư giãn càng tốt.

- Tránh làm gián đoạn bữa ăn, như tự dưng bật sáng đèn hay tạo ra các tiếng ồn bất thường

- Không cho trẻ ăn khi nó vừa đói vừa đang khóc dữ dội (dỗ nín trẻ trước để giảm tối đa lượng khí trẻ đã nuốt vào).
Cho trẻ ăn ở tư thế ngồi thẳng (không cho trẻ nằm ăn) và ngay sau ăn vẫn giữ trẻ ở tư thế ngồi như thế, hoặc cho ngồi trong xe của nó chẳng hạn.

- Vỗ lưng trẻ giúp nó ợ hơi ba hoặc bốn lần trong một bữa ăn.

- Không nô đùa với trẻ hay bồng trẻ nhồi lên nhồi xuống ngay sau bữa ăn.

- Bảo đảm lỗ núm vú bình sữa là đúng cỡ - khi bạn dốc ngược bình sữa, có một vài giọt chảy ra rồi ngưng không chảy tiếp.

- Nâng cao đầu giường cũi của bé (dùng gạch đá chêm dưới chân giường thay cho việc dùng gối kê đầu) và đặt bé nằm nghiêng lúc ngủ. Tư thế này giúp đầu trẻ cao hơn dạ dày và tránh trường hợp trẻ bị ngất nếu trẻ nôn trớ lúc đang ngủ.

Nếu con bạn đang giai đoạn nôn trớ, bạn thường muốn hỏi bác sĩ về việc cho trẻ ăn một loại thức ăn đặc hơn.

Nên nhớ rằng, trẻ nhỏ sẽ hết nôn trớ khi nó biết ngồi. Khi nào con bạn còn nôn trớ thì lúc cho ăn, nên luôn có một cái khăn hay yếm choàng.

Nếu con bạn bị nổi mẩn...
Nếu con bạn bị nổi mẩn hay eczema ở chỗ nào đó trên người, có thể là do dị ứng thức ăn. Ðó là lý do tại sao bạn chỉ nên cho nó ăn một loại thức ăn mới vào thời điểm mà nó đã bắt đầu ăn được thức ăn đặc...do đó bạn phải biết được là loại thức ăn nào gây
ra nổi mẩn. Nếu con bạn chỉ đang dùng sữa bột, nổi mẩn có thể do trẻ dị ứng với protein trong sữa bột. Nhưng nổi mẩn cũng có thể do nhiễm virus hay bị một bệnh nào khác. Nếu con bạn bị nổi mẩn, chắc chắn nhất là hãy trình bày với bác sĩ.

Nếu con bạn đánh hơi nhiều...
Một số trẻ đánh hơi suốt ngày... và có đứa đánh hơi to hơn những đứa khác. Mặc dù điều này khiến bạn hơi lo lắng (nghĩ rằng trẻ bị đau dạ dày), hoặc đôi khi lúng túng (trẻ thường đánh hơi lúc bạn đang ngồi trong nhà thờ, chung quanh thật yên lặng và có
nhiều người khác), nhưng nó không thực sự là vấn đề lớn. Cũng giống như phân đùn ra đầy tã lót, đánh hơi là một việc rất bình thường. Khi hệ tiêu hoá của trẻ bắt đầu hoàn chỉnh hơn thì trẻ sẽ đánh hơi nhẹ nhàng hơn và ít lần hơn.

Nếu con bạn bị nấc cụt...
Ða số trẻ bị nấc cụt nhẹ sau bữa ăn, nhất là trong những tháng đầu tiên. Cũng giống như ở người lớn, điều đó không có nghĩa là bé bị đau dạ dày hay bị bệnh gì về tiêu hoá. Bạn không phải làm gì cho bé cả, trừ việc
kiểm tra xem có phải có ít hơi trong dạ dày bé không bằng cách thử làm cho bé ợ hơi ra. Bạn cũng có thể cho bé bú mẹ hoặc bú một ít nước, việc này có thể làm hết nấc cụt.

Nếu con bạn bị táo bón...
Táo bón không phải dựa vào số lần đi cầu của con bạn mỗi ngày. Gọi là táo bón khi đi cầu bất thường phân cứng, khô khiến trẻ khó tống ra khỏi hậu môn. Phân đi ra thành
những cục nhỏ cứng hoặc gây đau hay chảy máu. Nếu bạn cho rằng con mình bị táo bón, hãy gọi điện cho bác sĩ.

Nếu con bạn bị tiêu chảy...
Số lần đi cầu của con bạn có thể thay đổi hàng ngày, nhưng đó là hoàn toàn bình thường. Vì rằng trẻ nhỏ thường đi cầu nhiều lần chứ không phải nó bị tiêu chảy. Ða số bác sĩ cho rằng tiêu chảy là khi đi cầu phân toàn nước, có mùi hôi và có thể có chất nhầy và thường kèm theo sốt và/hoặc sút cân.

Con bạn có thể bị nhiễm virus khiến nó bị nôn mửa và đi tiêu chảy trong một hai ngày.Thường thì nôn mửa và tiêu chảy sẽ hết ngay sau đó.

Nói chuyện với bác sĩ luôn là ý nghĩ đúng đắn khi con bạn bị tiêu chảy. Khi con bạn bị tiêu chảy lúc chưa được ba tháng tuổi, nhiệt độ lớn hơn hoặc bằng 100,4 0 F, nôn mửa, kích thích vật vã và không chịu ăn, có dấu hiệu mất nước - không bị ướt tã lót trong suốt 3 tiếng đồng hồ và miệng bị khô - thì việc gọi cho bác sĩ là hết sức cần thiết. (Xem phần dưới để biết các dấu hiệu khác của mất nước.)
Sau đây là những hướng dẫn chung về xử trí tình huống tiêu chảy của trẻ :

Nếu con bạn bị tiêu chảy ít, nhưng không mất nước, không sốt cao và còn lanh lợi, có cảm giác đói, thì tiếp tục cho bú mẹ hay bú sữa bột như bình thường.

Nếu trẻ bị tiêu chảy trung bình, bác sĩ có thể đề nghị bạn cho bú bình hay bú mẹ song song với việc dùng một dung dịch điện giải đang có trên thị trường như EnfalyteTM. Các dung dịch này giúp duy trì lượng nước và điện giải bình thường cho đến khi giảm tiêu chảy và khi đó bạn có thể dần dần cho trẻ ăn uống lại như bình thường.

Nếu bạn cho rằng con mình bị tiêu chảy mạn tính- kéo dài một tuần hoặc hơn- chắc chắn phải báo bác sĩ. Tiêu chảy mạn tính có thể khiến trẻ không phát triển tốt được.

Ðiều quan trọng nhất trong điều trị tiêu chảy là đừng để trẻ bị mất nước. Tìm các dấu hiệu mất nước và nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cũng cần gọi bác sĩ ngay.

Mất nước
- Mất nước nhẹ đến trung bình
- Trẻ ít chơi hơn thường ngày
- Tiểu ít hơn (ít hơn 6 tã lót một ngày)
- Miệng nứt nẻ, khô
- Khóc ít nước mắt hơn
- Thóp trũng

Mất nước nặng (cùng với các dấu hiệu đã kể trên)
- Rất kích thích
- Ngủ li bì
- Mắt trũng
- Tay chân lạnh, nhợt nhạt
- Da nhăn nheo
- Không đi tiểu trong mấy tiếng đồng hồ

Bác sĩ là người cộng tác với bạn trong việc xử trí các vấn đề liên quan đến việc nuôi con.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong việc nuôi con, bác sĩ luôn là người thích hợp nhất để bạn hỏi han. Luôn bàn với bác sĩ trước khi bạn muốn đổi loại sữa bột dùng cho con bạn.

 

                                                                                                                                                                                                 Theo gia đình Enfa