Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Thư từ cali : Nghề dạy học ở Mỹ


Các nước Á Đông thời phong kiến theo tư tưởng Khổng Mạnh có quan niệm giai cấp là quân - sư - phụ. Thầy được kính trọng hơn cha. Tuy nhiên, vào thời đại tân tiến sau này thì nghề giáo gọi là nghề “bán cháo phổi”.

Thưa bạn, tôi không bao giờ nghĩ như vậy. Bạn bè của tôi đang làm giáo viên nhiều lắm. Cuộc sống của họ thanh đạm và an nhàn. Nhóm chữ “bán cháo phổi” hàm ý rằng nghề giáo phải nói nhiều, hao hơi tổn phổi chăng? Có thể như thế. Nhưng có một điều đúng khi người ta nói rằng, nhà giáo là nhà nghèo.

Nghèo thật đấy bạn ạ. Nhà giáo ở nước nào cũng thế. Lương nhà giáo rất ít, rất khiêm tốn. Tôi xin chia sẻ với bạn điều này.

Tại Hoa Kỳ, và nói riêng tại tiểu bang California, muốn trở thành một nhà mô phạm, trở thành một người đi dạy học cũng dễ dàng như bao nhiều ngành nghề khác.

Sau khi tốt nghiệp trung học, bạn có thể ghi danh vào bất kỳ trường đại học nào trong vùng (tùy theo điểm tốt nghiệp phổ thông).

Tại California có hai hệ thống đại học công lập: California State và University of California. Hệ thống U.C. nổi tiếng hơn và điểm vào trường này cũng cao hơn. Sinh viên đi học ở đây nhìn chung thì tương đối dễ dàng theo đuổi việc học qua các chương trình tài trợ và học bổng của Chính phủ.

Ở đây không có đại học sư phạm riêng biệt. Sau bốn năm theo đúng chương trình, người sinh viên tốt nghiệp có thể gửi đơn xin việc làm khắp nước Mỹ. Nghề thầy giáo tương đối dễ kiếm việc vì ít cạnh tranh, nhưng mức lương khá thấp so với công sức bỏ ra theo đuổi nghề này. Ví dụ như cũng theo học bốn năm, một kỹ sư khi ra trường có mức lương vào thời điểm vàng son (chưa khủng hoảng kinh tế) hơn hẳn một nhà giáo từ 10.000 USD đến 15.000 USD một năm. Sự cách biệt này làm cho ngành giáo dục ít có người theo đuổi.

Bên cạnh các sinh viên tốt nghiệp từ các đại học, còn có một nguồn giáo viên khác, đó là những người tốt nghiệp đại học ở các ngành khác, nay muốn chuyển qua ngành giáo dục; họ chỉ cần ghi danh theo học lớp Teaching Credential hai năm là xong.

Tuy có ít quyền lợi, nhưng khi ra trường và đã có việc làm thì nghề giáo tương đối dễ thở hơn, ít căng thẳng hơn. Mỗi năm giáo viên có ba tháng nghỉ hè, và trong năm có nhiều ngày nghỉ lễ hơn các hãng xưởng. Công việc làm tại nhà trường nhẹ nhàng hơn. Nghề giáo ở Mỹ có các cấp: mẫu giáo nhà trẻ, tiểu học, trung học và đại học. Làm giáo viên nhà trẻ và mẫu giáo ít đòi hỏi bằng cấp, chỉ cần học xong vài chục tín chỉ (unit) là có thể đi làm. Các cấp khác đòi hỏi nhà giáo phải tốt nghiệp đại học bốn năm.

Tại trường học, mỗi ngày giáo viên đến trường tám tiếng đồng hồ, và chỉ dạy sáu giờ còn lại hai giờ dành cho soạn bài và chấm bài. Mỗi giáo viên có một lớp, và đây là cơ ngơi riêng của họ, trong đó họ bày trí, sắp xếp làm sao để việc học đạt kết quả cao. Học sinh đổi giờ đến lớp khác.

Nghề giáo ở Mỹ như mọi ngành khác chỉ là một nghề, không hơn nghề khác, và càng không như ở ta “Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Cũng là nhà giáo, nhưng nhà giáo cấp mẫu giáo và nhà trẻ thì cực nhọc hơn. Cô giáo nhà trẻ đôi khi phải mang việc ở trường về nhà làm. Họ làm những đồ chơi cho trẻ, muốn giữ được công việc thì các cô phải cố gắng thu hút học trò, có học trò thì mới có cô giáo. Những cấp khác giáo viên dạy khỏe hơn, không giáo án, không chấm bài, không làm gì cả khi ra khỏi cửa lớp. Mọi việc ở trường đều làm tại trường. Hơn nữa, các sách giáo khoa của trường học ở Mỹ có loại dành riêng cho giáo viên (teacher edition) khác với loại sách dành cho học sinh. Trong teacher edition có luôn cả lời giải cho nên giáo viên không sợ lầm lẫn.

Khi một giáo viên có việc làm thì khỏi sợ bị sa thải (lay-off). Ở Mỹ ít khi sa thải giáo viên, ngoại trừ trường hợp vi phạm nghiêm trọng về luật pháp. Đó là niềm an ủi của những nhà giáo. Tuy nhiên, giáo viên cũng có hai cấp giáo viên. Giáo viên chính ngạch và giáo viên phụ giảng. Giáo viên phụ giảng hoặc các môn không quan trọng, khi nhà trường không tổ chức giảng dạy các môn đó thì giáo viên phải mất việc.

Giáo viên ở cấp tiểu học và trung học là teacher, ở cấp đại học là instructor, và giáo sư có bằng tiến sĩ giảng dạy các môn ở cấp cao học (master) tiến sĩ (ph.D) là professor.

Là giáo chức, đời sống rất khiêm nhường, tuy nhiên nếu bạn theo đuổi nó đến nơi đến chốn bạn cũng được niềm an ủi khi về già. Lương hưu của giáo dục tương đối cao, vì giáo chức là công chức chính phủ; bên cạnh đó họ cũng có niềm an ủi về mặt tinh thần.

Các nước Á Đông thời phong kiến theo tư tưởng Khổng Mạnh có quan niệm giai cấp là quân - sư - phụ. Thầy được kính trọng hơn cha. Tuy nhiên, vào thời đại tân tiến sau này thì nghề giáo gọi là nghề “bán cháo phổi”.

Thưa bạn, tôi không bao giờ nghĩ như vậy. Bạn bè của tôi đang làm giáo viên nhiều lắm. Cuộc sống của họ thanh đạm và an nhàn. Nhóm chữ “bán cháo phổi” hàm ý rằng nghề giáo phải nói nhiều, hao hơi tổn phổi chăng? Có thể như thế. Nhưng có một điều đúng khi người ta nói rằng, nhà giáo là nhà nghèo.

Nghèo thật đấy bạn ạ. Nhà giáo ở nước nào cũng thế. Lương nhà giáo rất ít, rất khiêm tốn. Tôi xin chia sẻ với bạn điều này.

Tại Hoa Kỳ, và nói riêng tại tiểu bang California, muốn trở thành một nhà mô phạm, trở thành một người đi dạy học cũng dễ dàng như bao nhiều ngành nghề khác.

Sau khi tốt nghiệp trung học, bạn có thể ghi danh vào bất kỳ trường đại học nào trong vùng (tùy theo điểm tốt nghiệp phổ thông).

Tập thể giáo viên một trường tiểu học ở Hoa Kỳ

Tại California có hai hệ thống đại học công lập: California State và University of California. Hệ thống U.C. nổi tiếng hơn và điểm vào trường này cũng cao hơn. Sinh viên đi học ở đây nhìn chung thì tương đối dễ dàng theo đuổi việc học qua các chương trình tài trợ và học bổng của Chính phủ.

Ở đây không có đại học sư phạm riêng biệt. Sau bốn năm theo đúng chương trình, người sinh viên tốt nghiệp có thể gửi đơn xin việc làm khắp nước Mỹ. Nghề thầy giáo tương đối dễ kiếm việc vì ít cạnh tranh, nhưng mức lương khá thấp so với công sức bỏ ra theo đuổi nghề này. Ví dụ như cũng theo học bốn năm, một kỹ sư khi ra trường có mức lương vào thời điểm vàng son (chưa khủng hoảng kinh tế) hơn hẳn một nhà giáo từ 10.000 USD đến 15.000 USD một năm. Sự cách biệt này làm cho ngành giáo dục ít có người theo đuổi.

Bên cạnh các sinh viên tốt nghiệp từ các đại học, còn có một nguồn giáo viên khác, đó là những người tốt nghiệp đại học ở các ngành khác, nay muốn chuyển qua ngành giáo dục; họ chỉ cần ghi danh theo học lớp Teaching Credential hai năm là xong.

Tuy có ít quyền lợi, nhưng khi ra trường và đã có việc làm thì nghề giáo tương đối dễ thở hơn, ít căng thẳng hơn. Mỗi năm giáo viên có ba tháng nghỉ hè, và trong năm có nhiều ngày nghỉ lễ hơn các hãng xưởng. Công việc làm tại nhà trường nhẹ nhàng hơn. Nghề giáo ở Mỹ có các cấp: mẫu giáo nhà trẻ, tiểu học, trung học và đại học. Làm giáo viên nhà trẻ và mẫu giáo ít đòi hỏi bằng cấp, chỉ cần học xong vài chục tín chỉ (unit) là có thể đi làm. Các cấp khác đòi hỏi nhà giáo phải tốt nghiệp đại học bốn năm.

Tại trường học, mỗi ngày giáo viên đến trường tám tiếng đồng hồ, và chỉ dạy sáu giờ còn lại hai giờ dành cho soạn bài và chấm bài. Mỗi giáo viên có một lớp, và đây là cơ ngơi riêng của họ, trong đó họ bày trí, sắp xếp làm sao để việc học đạt kết quả cao. Học sinh đổi giờ đến lớp khác.

Nghề giáo ở Mỹ như mọi ngành khác chỉ là một nghề, không hơn nghề khác, và càng không như ở ta “Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Cũng là nhà giáo, nhưng nhà giáo cấp mẫu giáo và nhà trẻ thì cực nhọc hơn. Cô giáo nhà trẻ đôi khi phải mang việc ở trường về nhà làm. Họ làm những đồ chơi cho trẻ, muốn giữ được công việc thì các cô phải cố gắng thu hút học trò, có học trò thì mới có cô giáo. Những cấp khác giáo viên dạy khỏe hơn, không giáo án, không chấm bài, không làm gì cả khi ra khỏi cửa lớp. Mọi việc ở trường đều làm tại trường. Hơn nữa, các sách giáo khoa của trường học ở Mỹ có loại dành riêng cho giáo viên (teacher edition) khác với loại sách dành cho học sinh. Trong teacher edition có luôn cả lời giải cho nên giáo viên không sợ lầm lẫn.

Khi một giáo viên có việc làm thì khỏi sợ bị sa thải (lay-off). Ở Mỹ ít khi sa thải giáo viên, ngoại trừ trường hợp vi phạm nghiêm trọng về luật pháp. Đó là niềm an ủi của những nhà giáo. Tuy nhiên, giáo viên cũng có hai cấp giáo viên. Giáo viên chính ngạch và giáo viên phụ giảng. Giáo viên phụ giảng hoặc các môn không quan trọng, khi nhà trường không tổ chức giảng dạy các môn đó thì giáo viên phải mất việc.

Giáo viên ở cấp tiểu học và trung học là teacher, ở cấp đại học là instructor, và giáo sư có bằng tiến sĩ giảng dạy các môn ở cấp cao học (master) tiến sĩ (ph.D) là professor.

Là giáo chức, đời sống rất khiêm nhường, tuy nhiên nếu bạn theo đuổi nó đến nơi đến chốn bạn cũng được niềm an ủi khi về già. Lương hưu của giáo dục tương đối cao, vì giáo chức là công chức chính phủ; bên cạnh đó họ cũng có niềm an ủi về mặt tinh thần.

( Theo Báo Giáo Dục )