Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Chế độ ăn hợp lý để có sự khởi đầu hoàn hảo cho bé


Để bé yêu khỏe mạnh thông minh và không gặp khó khăn về nuôi dưỡng sau này, bạn cần phải tập cho bé ngay từ lúc tập ăn. Thời điểm thích hợp để cho bé tập ăn dặm là 4 – 6 tháng tuổi, vì lúc này đường tiêu hóa của bé đã tiêu hóa được bột, trong khi đó sữa không đủ chất dinh dưỡng cho bé nữa. Hơn nữa lúc này bé dễ chấp nhận thức ăn hơn là khi bé trên 6 tháng tuổi. Thức ăn đầu tiên là bột nấu từ bột gạo. với các loại thực phẩm đủ 4 nhóm trong một chén (bột, đạm, dầu, rau.)
 
Cách chế biến hai loại bột thông thường như sau:

Bột sữa, bí đỏ

Nguyên liệu chế biến: 1 chén bột khoảng 250 ml

Bột gạo: 4 muỗng canh vun (40g)

Bí đỏ cắt nhỏ: 1 muỗng canh vun (20g)

Dầu ăn: 1 muỗng canh gạt (5g)

Nước vừa đủ 1 chén đầy (250g)

Chế biến:

Bí đỏ hấp chin cho ra chén tán nhuyễn với 1/3 chén nước.

Cho bột gạo, bí đỏ vào 2/3 chén nước còn lại khuấy đều tay trên bếp để bột không vón cục.

Bột chin, cho dầu ăn vào khuấy đều. Nhắc xuống để nguội bớt.

Cho sữa vào từ từ, khuấy cho sữa hòa đều vào bột cho đến khi bé thường thức để bé không bị phỏng.

Bột thịt lợn, cà rốt

Nguyên liệu chế biến: 1 chén bột khoảng 250 ml

Bột gạo: 4 muỗng canh vun (40g)

Cà rốt cắt nhuyễn: 1 muỗng canh vun (20g)

Thịt lợn nạc băm nhuyễn 1 muỗng canh vun (20g)

Nước vừa đủ một chén đầy 250 ml

Chế biến:

Cho Cà rốt nấu chín tán nhuyễn với 1/3 chén nước còn lại để đánh cho tan thịt (để khi nấu sôi, thịt không bị vón cục)

Cho bột gạo vào chén thịt khuấy đều, sau đó trộn cùng với cà rốt để tán nhuyễn. Bắc lên bếp nấu chín.

Bột chín, cho dầu ăn vào khuấy đều. Nhắc xuống để nguội bớt và cho bé ăn.

Chú ý:

- Nên băm nhuyễn thực phẩm chứ không nên xay để tạo thói quen nhai, nuốt cho bé. Trừ bột gạo và dầu ăn, còn lại có thể thay thế các loại đạm cá trứng tôm cua, các loại rau (rau ngót, rau muống, su su…)

- Cách cho bé ăn: Ngay từ đầu nên để bé ngồi (không nên để nằm vì dễ sặc và bé sợ ăn). MỚi đầu bé sẽ nhè ra ngoài một nửa là bình thường, không phải là bé chê thức ăn mà bé chưa quen nhai, nuốt các thức ăn lạ. Cứ kiên trì, bé sẽ quen dần.

- Mới đầu, nên ăn 1 bữa/ngày. Đến 4 tháng rưỡi hoặc 5 tháng thì ăn 2 bữa/ngày; 9 tháng là 3 bữa. 12 tháng là 4 bữa. Nên dừng cho bé ăn khi bé không chịu ăn nữa, lúc đó sẽ bú thêm sữa sau khi ăn (không nên dạo nạt bé và ép bé, bé sẽ ói và sợ ăn)

- Nếu bé không thích ăn một loại thức ăn nào đó thì chọn một loại khác có hàm lượng dinh dưỡng tương tự. Ví dụ, bạn có thể thay bột bằng bánh dinh dưỡng, cho bé cầm ăn nguyên cả cái bánh để kích thích nướu và tập nhai hoặc hòa với nước ấm khuấy thành bột. Thịt có thể thay bằng cá, trứng, phomai, tôm. Cua … Sau đó, tập cho bé ăn từng chút một bằng cách chế biến thành những món ăn lạ, hấp dẫn như trứng đúc thịt, xíu mại, thịt nướng…

Bác sĩ: Nguyễn Thị Hoa – trưởng khoa dinh dưỡng, BV Nhi Đồng 1.
 
( Theo chametainang.com )