Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

8 Lời khuyên về giữ gìn sức khỏe cho thai phụ


Khi mang thai, các thai phụ cần được chăm sóc hết sức chú đáo. Thai phụ biết đến nhiều lời khuyên từ sách báo, bác sĩ, người thân… Nhưng nếu thai phụ biết cách giữ gìn sức khỏe và tự chăm sóc bản thân mình, chính là yếu tố tiên quyết nhất để thai phụ và thai nhi khỏe mạnh.
Các lời khuyên về chăm sóc sức khỏe trước khi sinh

1. Chế độ dinh dưỡng
Thai phụ thường phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Mỗi ngày, cơ thể thai phụ cần thêm 300 gram lượng calo, đặc biệt khi thai nhi bắt đầu phát triển lên nhanh chóng. Trường hợp người mang thai quá ốm, hay là mang thai song sinh, cần một lượng dinh dưỡng hơn thế nữa. Nhưng khi thai phụ thừa cân thì nên có sự điều chỉnh lượng thức ăn dinh dưỡng sao cho hợp lý.
Ăn đủ chất rất quan trọng trong lúc mang bầu, bởi đó là phương cách tốt nhất cho thai nhi trong bụng phát triển khỏe mạnh.

* Cố gắng duy trì một chế độ ăn uống hợp lý trong lúc mang thai:
- Ăn thịt nạc
- Trái cây
- Rau xanh
- Ngũ cốc, bánh mì
-Thực phẩm giàu chất béo
Chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý sẽ đảm bảo sức khỏe cho cả thai phụ và thai nhi trong bụng.
Trước kỳ sinh nở thai phụ cần được dùng nhiều dưỡng chất giàu vitamin hơn nữa. 

* Thức ăn giàu chất canxi:
Người mẹ ăn uống đầy đủ chất canxi sẽ cho ra đời một đứa con có xương chắc khỏe.
Những loại thức ăn có chứa nhiều chất canxi:
- Những thực phẩm được chế biến từ sữa: sữa tươi, phô mai và sữa chua.
- Thực phẩm chứa chất canxi: nước cam, sữa đậu nành, ngũ cốc.
- Các loại rau cải: cải xanh, cải bắp…
- Các loại đậu: đậu xanh, đậu đen…

* Thức ăn chứa nhiều chất sắt
Thai phụ cần khoảng 27 – 30 gram chất sắt mỗi ngày. Sắt chứa nhiều yếu tố cấu thành từ tế bào máu thực hiện việc tuần hoàn khí oxy đến các bộ phận trong cơ thể.
Thiếu chất sắt, cơ thể thai phụ sẽ không đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Những thức ăn từ thịt chứa nhiều chất sắt hơn là thức ăn từ thực vật:
- Thịt bò
- Thịt gia cầm: gà , vịt…
- Thịt cá hồi
- Trứng
- Đậu hủ
- Cây đậu Hà Lan
- Các loại trái cây sấy: mít sấy, chuối sấy, trái cây sấy hỗn hợp.
- Các chất mật, đường.
- Bột ngũ cốc chứa nhiều chất sắt

* Thực phẩm giàu Axit Floric
Viện Nghiên cứu và phòng tránh bệnh tật (CDC) cho rằng mọi phụ nữ trước và khi đang mang thai cần khoảng 0,4 mgram các chất có chứa Axit floric mỗi ngày.
Ăn uống các chất có chứa Axit floric trong thời gian mang bầu từ 1 – 3 tháng đầu tiên sẽ giảm đến 70% nguy cơ suy nhược thần kinh ở thai nhi.
Vitamin các loại đều chứa chất Axit floric. Vì vậy trong quá trình mang bầu, thai phụ nên sử dụng đầy đủ các loại vitamin.

2 Ngủ đủ giấc 
Giấc ngủ sâu rất quan trọng đối với một thai phụ. Cơ thể mang thai nặng nhọc dễ làm cho thai phụ cảm thấy mình nặng nề hơn. Khi thai nhi ngày mỗi lớn, thai phụ sẽ khó đi vào giấc ngủ.
- Nằm duỗi thẳng người trong lúc ngủ sẽ làm cho thai phụ thoải mái hơn. Điều đó còn rất tốt cho tim mạch và tăng cường thể trọng cho thai nhi hằng ngày

3. Uống nhiều nước
Nước luôn cần thiết và có lợi cho cơ thể. Trong lúc mang thai thì nước lại càng cần thiết hơn. Uống nhiều nước có thể làm giảm và ngăn ngừa các loại bệnh thường gặp như là táo bón.

4 Tập thể dục
Thai phụ dành ra 30 phút mỗi ngày để tập thể dục là cách tốt nhất để có một cơ thể khỏe mạnh và một tinh thần sảng khoái.
Các lợi ích của việc tập thể dục:
- Tránh tăng cân vượt mức
- Ít mắc các chứng bệnh thường gặp trong lúc mang thai như: đau lưng, sưng phù, táo bón.
- Dễ ngủ
- Khỏe hơn.
- Đẹp hơn

5. Những điều cần tránh
Khi mang thai, thai phụ cần lưu ý những điều sau:
- Không uống rượu, bia và những chất kích thích khác (như ca phê, thuốc ngủ, chất gây nghiện…)
Thai nhi rất dễ hấp thụ những chất truyền vào từ mẹ như rượu hay là khói thuốc. Thai nhi chưa có khả năng miễn dịch với các chất đó, nên dễ dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng đến não bộ.
Nếu thai phụ lỡ uống bia rượu hay hút thuốc vào bất kỳ thời điểm nào trong lúc mang thai, cần phải quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe. Ngay cả khi thai phụ không còn thói quen đó nữa, đứa trẻ chưa ra đời cũng có thể gặp những bất cập nào đó về sức khỏe.

6 Những loại thức ăn có hại:
- Các loại phô mai chảy nước, hay đã lên mốc, hoặc là tỉ lệ chất béo quá cao.
- Uống sữa chưa được diệt khuẩn hay có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng.
- Các loại rượu vang, rượu táo…
- Các loại trứng, thịt chưa được nấu kỹ, hay các món cá sống (sushi), và các loại sò, ốc…
- Thức ăn đã qua quá trình chế biến hoặc nấu quá kỹ như xúc xích nóng.
- Không nên ăn nhiều các loại cá biển như cá thu, hoặc các loại cá có xương hay thịt cứng. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi.

7 Không sử dụng các loại dược phẩm (thậm chí ngửi mùi)
- Nên hỏi ý kiến của Bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ dược phẩm nào.
- Nếu thai phụ đã dùng thuốc hay điều trị bệnh trước quá trình mang thai, cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ để hạn chế tối thiểu về sự ảnh hưởng đến thai nhi.
- Thai phụ bị cảm, sốt hay các chứng khác như đau lưng, nhức đầu… nên nhờ Bác sĩ tìm ra cách điều trị không cần dùng dược phẩm.

8 Tránh ô nhiễm
Sống gần nơi có bãi rác hay rác thải công nghiệp, nguồn nước bẩn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Kết luận
Trong suốt quá trình mang thai, từ tuần đầu tiên đến tuần thứ bốn mươi, chăm sóc thai phụ lẫn thai nhi là điều hết sức cần thiết. Các thai phụ đều phàn nàn “Không hề cảm thấy thoải mái hay khỏe khắn chút nào trong lúc mang thai, dù cho có được chăm sóc tốt đến thế nào chăng nữa”. Do đó, giữ gìn sức khỏe và chế độ dinh dưỡng hợp lý, bài tập thể dục và những điều nên tránh… là những bí quyết hết sức rất đáng được quan tâm để cho ra đời một đứa trẻ khỏe mạnh và một bà mẹ vui vẻ.

Nguồn: Kidshealth