Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Dạy trẻ kỹ năng sống.


Dạy trẻ kỹ năng sống.

Th.S Lê Thị Thanh Nga (dịch)

Bậc phụ huynh nào cũng muốn con mình được học đọc và học viết ngay trong những năm tháng ở Mẫu giáo. Thực ra còn nhiều kỹ năng quan trọng khác mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào việc học văn hóa. Kết quả của nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của năm học chính là những kỹ năng sống như: sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp.
    Trong những năm tháng đầu tiên trẻ đến trường, sự lo lắng của giáo viên mầm non thường tập trung vào những trẻ có vấn đề về hành vi và khả năng tập trung vào những trẻ có vấn đề về hành vi và khả năng tập trung. Đơn giản là vì: những trẻ này thường không có khả  năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻ không thể tập trung lĩnh hội những điều cô giáo dạy! Vì vậy giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những kỹ năng sống cơ bản ở trường mầm non. Trẻ cần phải học về cách ứng xử khi vào trong các nhóm trẻ khác nhau. Khi trẻ tiếp thu được những kỹ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung vào việc học văn hóa một cách tốt nhất.
    Có thể thấy, trẻ học tốt nhất khi có được cách tiếp cận một cách cân bằng, biết cách phát triển kỹ năng nhận thức, cảm xúc và xã hội. Do đó khi trẻ về nhà mà chưa biết mặt chữ hoặc số thì bạn đừng có lo lắng về điều đó mọt cách thái quá! Chương trình học thường cho trẻ tiếp xúc từ từ với các loại kiến thức văn hóa trong suốt cả năm học. Ngiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng tự biết kiểm soát, thể hiện cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với yêu cầu, biết giải quyết vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. Vì thế , ngày nay trên thế giới rất nhiều trường áp dụng phương pháp học trung tính là phương pháp học tập thông qua các giao tiếp tích cực với những người khác! Giáo viên cần giúp trẻ có được những mối liên kết mật thiết với các bạn khác trong lớp, biết chia sẻ, chăm sóc, lắng nghe trình bày và diễn đạt được ý của mình trong nhóm bạn, giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới.
    Những kỹ năng cơ bản đầu tiên:
• Tự tin:

• Hợp tác:

• Tò mò:

• Giao tiếp:

Bạn có thể làm được gì?