MN 19/5: Chuyên đề “Xây dựng phòng dạy tiết cá nhân” cho trẻ học hòa nhập tại trường Mầm Non. Với chủ trương đưa tất cả trẻ khuyết tật (KT) vào học hòa nhập tại trường phổ thông hoặc trường chuyên biệt do Sở GD&ĐT TPHCM chỉ đạo, năm học 2005-2006 trường MN 19/5 Quận 10 đã bắt đầu thực hiện chương trình GD hòa nhập trẻ khuyết tật vào áp dụng tại trường. Qua 3 năm thực hiện, với từng bước khắc phục những khó khăn dến nay có thể nói trong công tác giáo dục hòa nhập nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định.
Nói về vấn đề này, sáng ngày 24/10/2007, Trường MN 19/5 Quận 10 đã tổ chức buổi báo cáo nhằm chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm cho các trường và các giáo viên đang trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ hòa nhập với chuyên đề “Xây dựng phòng dạy tiết cá nhân cho trẻ”. Và đã nhận được sự quan tâm của nhiều cán bộ quản lý đến từ các quận, huyện tham dự.
BGH nhà trường dẫn cô Nguyễn Thị Tiết Hạnh Cô Nguyễn Thị Lệ Thủy_Hiệu trưởng trường MN 19/5 cho biết: Qua thiết lập phòng dạy tiết cá nhân, trẻ có nhu cầu đặc biệt hết sức cần thiết và trong thực tế mang lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể trường hợp em Huỳnh Anh Dũng sinh ngày 30/9/2000 (hội chứng tự kỷ) học hòa nhập tai trường 3 năm và hiện tại đang học tại lớp Lá 1. Sau khoảng 6 tháng tiếp cận và bằng với tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân trong tổ hòa nhập của trường, cùng với sự hợp tác của phụ huynh trẻ đã có những tiến bộ vượt bậc như việc điều chỉnh một số hành vi và nhất là tiếp nhận được sự cảm xúc ban đầu của trẻ khi nhà trường tiến hành thực hiện một số hoạt động, tạo được niềm tin nơi phụ huynh.và các giáo viên tham quan lớp học của bé Dũng Việc thiết lập phòng dạy tiết cá nhân không chỉ đơn thuần theo ý kiến chủ quan của trường mà phải căn cứ trên nhu cầu của đứa trẻ. Nhà trường đã lần lượt chọn rất nhiều địa điểm nhưng đều nhận được sự phản ứng bất hợp tác, từ chối của trẻ. Sau nhiều lần quan sát và thử nghiệm cuối cùng nhà trường đã xây dựng được phòng dạy tiết cá nhân cho trẻ đó là Phòng thư viện – học cụ của giáo viên nơi mà trẻ thường mang đồ chơi vào và rất thích chơi tại đây. Nhiều hoạt động tại phòng dạy tiết cá nhân đã mang lại hiệu quả khá rõ nét về sự phát triển kỹ năng sống của trẻ, kỹ năng xã hội, nhận thức, phát triển thể lực và một số kiến thức cơ bản. Và trẻ đang dần hòa nhập vào môi trường vào cuộc sống như bao đứa trẻ bình thường cùng trang lứa.
Phòng dạy tiết cá nhân cho bé Dũng (Đồ dùng đồ chơi giúp trẻ phát triển vận động tinh)
Trao đổi về vấn đề này, cô Nguyễn Thị Tiết Hạnh_Phó phòng mầm non Sở GD&ĐT cho biết: Đối với trẻ KT học hòa nhập tại trường mầm non thì ngoài giờ được học hòa nhập với các bạn ở trong lớp thì nhà trường sẽ có những phương pháp trong công tác giáo dục hòa nhập riêng cho trẻ và tùy vào bệnh của trẻ mà cô giáo hoặc chuyên gia về khuyết tật sẽ dạy thêm cho trẻ. Nhìn chung, các giáo viên trong tổ hòa nhập của trường đều rất cố gắng trong việc thiết lập phòng dạy tiết cá nhân cho trẻ, rất dễ thương và sáng tạo, trẻ tự kỷ có tiến bộ hơn nhiều. Cô cũng rất tán thành về sáng kiến kết hợp với phụ huynh trong dạy tiết cá nhân cho trẻ. Mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tại trường. ( Hồng Thái mamnon.com ) |