Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Bài 1 : Những rào cản trong đổi mới GDMN TP.HCM.


BÀI 1
NHỮNG RÀO CẢN
TRONG ĐỔI MỚI GDMN TP. HCM

Tuy chương trình GDMN MỚI chỉ đang trong giai đọan thí điểm nhưng việc chỉ đạo thực hiện các chuyên đề chuyên môn những năm học qua đã thể hiện rõ các quan điểm, nội dung,phương pháp cũng như cách tổ chức GDMN theo hướng tích cực hóa đứa trẻ. TP HCM là 1 trong các tỉnh thành đi đầu trong đổi mới giáo dục( GD) . Nhưng nhìn lại để đánh giá thì sự đổi mới là khá chậm và chưa xứng tầm với sự đầu tư của1 trung tâm lớn nhất cả nước về mọi mặt. Vậy nguyên nhân từ đâu?

Sau đây là 1 số rào cản mà chúng ta, những người trực tiếp liên quan đến GDMN TP, cần nhận rõ để vượt qua, nhằm đem lại hiệu quả thực sự cho giáo dục

I/ THÓI QUEN GIÁO DỤC SAI LẦM CỦA GVMN:
1/Áp đặt:
 Mặc dù được đào tạo, bồi dưỡng nhiều về đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ thì vẫn rất ít GV tin rằng GD cần tôn trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ. GV thường có khuynh hướng muốn “ nhào nặn” trẻ  từ suy nghĩ, cách học, cách chơi, ăn,ngủ, …bất chấp nhu cầu,hứng thú, đặc điểm phát triển cá nhân.Từ đó trẻ trớ nên thiếu hồn nhiên, vui tươi,nghĩa là phát triển đúng với bản chất của chúng.
Khi đưa ra bất cứ câu hỏi nào, GV thường chờ đợi chỉ 1 câu trả lời đúng như suy nghĩ của mình và thường không sẵn sàng chấp nhận các câu trả lời khác, kiểu như  “ kiến hay đi thành đàn vì sợ lạc”. GV thường muốn  “chính xác hóa kiến thức”hơn là tạo cơ hội cho trẻ thể hiện cảm xúc, sự trải nghiệm hay trí tưởng tượng phong phú của mình.Mà đó mới là mục tiêu của GDMN 

2/Nóng vội:
 GDMN cần thời gian để nhìn thấy kết quả, là sự kiên trì tạo điều kiện, khuyến khích để hình thành các thói quen, kỹ năng cần thiết.GDMN được ví như cái gốc của cây: bạn không nhìn thấy nó 1 cách rõ ràng, nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn cho sự phát triển sau này của con người.Công sức của GVMN đôi khi chỉ được thấy rõ khi trẻ lên các bậc học trên. Việc muốn nhìn thấy kết quả ngay lập tức dẫn đến tình trạng bắt ép, luyện, la mắng,đối xử tệ hại với trẻ.Và như vậy,cái ta thu được chỉ là hành vi bên ngòai kém bền vững, đồng thời gây căng thẳng , ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển , đặc biệt là cảm giác an tòan về tinh thần ở trẻ