Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Một số suy nghĩ về biện pháp quản lý-nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN mới


( Từ bài học kinh nghiệm của trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm,Q1)
1. Khi nói đến việc đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực, chúng ta thường chỉ đề cập đến công việc của người GV, mà ít nói đến vai trò của người lãnh đạo.Mà nếu có nghĩ đến thì cũng chỉ là hiệu phó chuyên môn.Nhưng thực ra, vai trò quan trọng đem đến  sự thay đổi lại chính là người lãnh đạo cao nhất trong trường: Hiệu trưởng

2. Ban giám hiệu phải là 1 ban chỉ huy thống nhất,cùng hiệp lực,chia sẻ và gánh vác công việc chung. Không nên có tâm lý “giao khoán” xuống các cấp dưới của mình.
Người quản lý(QL) phải là người giỏi hơn GV trong việc nhận thức về chương trình,mặc dù không trực tiếp thực hiện nó.Nếu BGH  cùng tham gia vào các họat động giáo dục(HĐGD) với GV thì thành công sẽ nhân lên,đồng thời tạo niềm tin và sự cảm phục .Ngoài “phán” người QL cũng nên  biết “làm”.

3. GV đổi mới cách chăm sóc-giáo dục,thì người quản lý phải thay đổi các nhìn nhận,đánh giá,cách thanh kiểm tra…xuất phát từ triết lý, quan điểm và mục tiêu giáo dục đã được thay đổi trong chương trình.Nên nhớ “Đánh giá thế nào thì thực hiện như vậy”
Người quản lý cần tin tưởng vào GV thay vì nghi ngờ để đặt việc “phê” cao hơn sự “khuyến khích-giúp đỡ”.Đa số chúng ta ai cũng sẽ cố gắng hết mình nếu được tin tưởng

4. GV phải được cảm thấy thoải mái( chứ không phải áp lực) khi đổi mới nội dung, phương pháp,cách tổ chức các HĐGD. “Tam giác: ĐầuTimTay” là một triết lý của T.Segiovanni, đề cao tính thuyết phục trong quản lý và giáo dục .GV cần cảm thấy có nhu cầu đổi mới vì quyền lợi phát triển của trẻ,do say mê nghề nghiệp thay vì phải thực hiện một cách miễn cưỡng sự chỉ đạo từ BGH. “Nếu bạn yêu thích công việc bạn đang làm, bạn sẽ cảm thấy mọi thứ nhẹ nhàng,thoải mái.Và đó chính là phần thưởng”.Người QL phải là người biết thuyết phục,gây cảm hứng cho GV

5. Người QL cần chấp nhận những bước đi ban đầu,những cố gắng chưa hòan thiện của GV khi phải thay đổi 1 suy nghĩ, 1 thói quen…trong GD.Hãy thưởng cho những cố gắng để đi đến đỉnh cao thay vì chỉ đỉnh cao
Nên động viên toàn bộ đội ngũ GV tham gia và chia sẻ kinh nghiệm với nhau thay vì xây dựng 1 mẫu cho mọi GV học tập noi theo.Đồng thời dựa vào đội ngũ GV giỏi,tâm huyết   để làm cánh tay đắc lực cho BGH

6. Phân công GV là 1 việc quan trọng hàng đầu.Đặc biệt trong các trường MN hiện nay có nhiều GV lớn tuổi,khó khăn hơn trong việc tiếp cận với chương trình mới, nhưng lại có nhiều kinh nghiệm quản lý lớp học.Việc bồi dưỡng GV lớn tuổi cũng nên đi từ những việc cơ bản nhất của chương trình,không nên quá chi tiết
 
7. Người QL phải sâu sát việc chăm sóc- giáo dục trẻ ở nhóm lớp để có những thông tin phản hồi thực tế,khách quan mà điều chỉnh.Cần linh hoạt và chấp nhận sai lầm trong chỉ đạo để thay đổi theo hướng tích cực.Đồng thời, việc gần gũi, sâu sát sẽ tạo ra sự cảm thông, chia sẻ giữa người QL và người thực hiện, một yếu tố quan trọng đem đến hiệu quả

8. Nên bỏ ra chút thời gian để suy nghĩ về các biện pháp mình đã chỉ đạo

9. Khuyến khích học tập bằng cấp kinh phí cho người tự nguyện học( không bắt buộc)

10. Khuyến khích sáng tạo bằng thưởng ngay

11. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm bằng các họat động cụ thể( cho GV chủ động đăng ký)

12. Sử dụng internet và kinh nghiệm của đơn vị bạn kết hợp với tự vận động,suy nghĩ tích cực của bản thân để phát triển các ý tưởng

13. Các biện pháp như “ nhân diện, cuốn chiếu, vết dầu loang” có thể sử dụng cho việc chỉ đạo thực hiện chương trình mới( qua việc phân công GV kèm cặp nhau,mỗi năm giải quyết dứt điểm 1 vấn đề tồn tại….)

14. Mọi biện pháp chỉ đạo, mọi nhận định đánh giá (đúng sai) cần phải đối chiếu với mục tiêu GD phát triển  trong chương trình, tránh chỉ nhìn vào từng HĐ riêng lẻ.
 
( Theo Sở Giáo Dục )