Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Áp dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy trẻ khiếm thính như thế nào?


Áp dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy trẻ khiếm thính như thế nào?
                                                                             Trịnh Thị Kim Ngọc.


Trực quan trong giảng dạy sẽ huy động được tất cả các giác quan tham gia vào quá trình nhận thức.
Nghiên cứu về phương pháp lĩnh hội và ghi nhớ kiến thức ở trẻ em, ta nhận thấy:
• Nếu chỉ nghe thì chỉ lĩnh hội được 20% lượng thông tin, nếu chỉ nhìn thì lĩnh hội được 30% lượng thông tin. Nếu dùng phợp cả nghe – nhìn và hành động thì lượng thông tin tiếp thu được sẽ là 70%.
• Ở trẻ khiếm thính nếu chỉ bắt trẻ nghe, không nhìn thì lượng thông tin thu nhận được bằng 0. Cho nên ngồi trên lớp trẻ không tiếp thu được gì nếu chỉ ngồi “nghe” giáo viên giảng bài.
Sử dụng trực quan hợp lý sẽ giúp trẻ khiếm thính phát triển năng lực tư duy.
• Tư duy của trẻ khiếm thính là tư duy cụ thể, trẻ rập tư duy, suy nghĩ, so sánh, phân tích tổng hợp, tổng hợp những sự vật, hiện tượng cụ thể.
Ví dụ: So sánh những điểm giống và khác nhau giữa quả cam và quả táo. Trẻ không thể so sánh được bằng lời nếu không có quả cam và quả táo  trước mặt.
• Cần chú ý sử dụng sơ đồ, mô hình vì đây là dạng trực quan bậc cao(so sánh đồ vật thật, tranh ảnh), có nghĩ là năng cao dần mức độ trừu tượng giúp trẻ chuyển dần dần từ tư duy trực quan hình tượng (sử dụng hình tượng, biếu tượng để tư duy) sang tư duy trừu tượng (sử dụng khái niệm, kí hiệu sơ đồ...).