Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Năm học 2007- 2008 bậc học Mầm non


 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
  Số:    /BGDĐT- GDMN           
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
Năm học 2007- 2008
bậc học Mầm non
 Hànội, ngày 10 tháng 8 năm 2007

Dự thảo

Kính gửi: Các sở giáo dục – đào tạo

        Căn cứ Chỉ thị số 39/2007/CT – BGDĐT NGÀY 31/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và các trường, khoa sư phạm trong năm học 2007 – 2008.
   
        Căn cứ quyết định số 38/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 31/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về kế họach thời gian năm học của giáo dục mầm non, , giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp sư phạm và cao đẳng sư phạm.

        Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Sờ Giáo dục –Đào tạo về nhiệm vụ cụ thể đối với bậc học mầm non như sau:

I- PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG:
    Năm học 2007 – 2008, giáo dục mầm non tiếp tục triển khai các Quyết định cảu Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006-2015; Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg ngày15/11/2002 về một số chính sách phát triển GDMN và quyết định số 20/2006/QĐ-TTG về phát triển Giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông cửu long đến năm 2010. Cùng với tòan nghành tập trung vào triển khai thực hiện chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ “Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh  thành tích trong giáo dục” và 4 nội dung của cuộc vận động “Hai không” của Bộ GD&ĐT; nhằm bảo đảm chăm sóc thực – giáo dục thực và đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm là phát triển quy mô mạng lưới trừơgn lớp mầm non phù hợp với thực tế địa phương; tăng cường cơ sở vật chất và trang bị đối với cùng khó khăn, vùng dân tộc và vùng đồng bằng sông Cửu Long để tăng khả năng thu nhận trẻ; Xây xựng đội ngũ giáo viên theo chẩun nghề nghiệp; đổi mới giáo dục mầm non mới; đánh giá chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và đánh giágiáo viên; xây dựng các điều kiện để công nhận trường chẩun quốc gia giai đọan 2010; xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường và xã hội, huy động sự tham gia tích cực của cha mẹ và cộn g đồng cùng chăm lo cho giáo dục mầm non.

II- CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1.    Triển khai nghiêm túc cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Quán triệt Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị; hướng dẫn số 11-HD/TTVH ngày 06/ 12/2006 của Ban Tư Tưởng- Văn hóaTW; chỉ thị số 2516/CT-BGD ĐT ngày 18/5/2007 của Bộ Trưởng Bộ BGDĐT về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HỒ Chí Minh”; Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; tiếp tục thực hiện cuộcvận động “Hai không” của nghành gắn liền với việc thực hiện Nghị quyết Đại Hội X của Đảng; các sở GD-ĐT triển khai cuộc vận động trên các phương tiện gắn với vụ được giao như:
    -Gắn nội dung cuộcvận động với việc giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm quy định về các hành vi không được làm đối với nhà giáo tại Điều 75 của Luật giáo dục năm 2005.
    - Đưa vào chương trình bồi dưỡng hè và bồi dưỡng thường xuyên nội dung học tập và làm theoi tấm gương đạo đức của BÁc Hồ, các trường tở chức thảo luận, quán triệt tư tưởng và đề ra nhiệm vụ rèn luyện cụ thể cho từng cán bộ, nhân viên, giáo viên mầm non.

    2- Tiếp tục mở rộng qui mô giáo dục mầm non.
    Phát triển giáo dục mầm non, mở rộng quy mô giáo dụcmẫu giáo, tập trung trước hết cho lứa tuổi 5 tuổi, ở những vùng khó khăn đảm bảo tất cả trẻ em 5 tuổi được đi học mẫu giáo 1 năm để chuẩn bị vào lớp 1. Các Sở GD- ĐT tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh xây dựng các dự án, chương trình mục tiêu để thực hiện năm thứ 2 đề án phát triển giáo dục mầm non giai đọan 2006- 2015 đã được Chính phủ phê duyệt. Bộ sẽ tở chức Hội nghị chuyên đề phát triển giáo dục mầm non khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc vào tháng 3/2008.
    Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia theo Quyết định số 25/2005/QĐ-BGD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2002-2005 ban hành theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT. Bộ sẽ ban hành quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đọan tiếp theo. Trong năm học này mỗi tỉnh, thành phố phấn đấu để có thêm ít nhất 2-3 trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia.

    3- Nâng cao chất lượng chămsóc – giáo dục mầm non:
3.1.Tổ chức triển khai Chương trình thí điểm GDMN:
    Năm nay, Bộ tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chương trình thí điểm GDMN theo QĐsố 5205/QĐ-BGD&ĐT tại 48 trường thuộc 20 tỉnh thành phố đã tham gia của năm tước, các sở không mở rộng diện tham gia thí điểm; tập trung vào các nội dung như đổi mới phương pháp GDMN theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc – giáo dục theo chủ đề với mục tiêu tăng cường tổ chức các họat động cho trẻ, xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo tính sư pạhm gợi mở và an toàn; đặc biệt là tổ chức họat động vui chơi phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí lứa tuổi đáp ứng yêu cầu nội dung chăm sóc sức khỏe; đổi mới cách đánh giá trẻ, đánh giá chất lượng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Bộ tổ chức tổng kết 2 năm triển khai Chương trình thí điểm GDMN vào tháng 7/2008.
    Đối với các cơ sở GDMN đã triển khai thực hiện đổi mới hình thức tổ chức có hiệu quả thì khuyến khích tiếp cận dần với chương trình GDMN mới; còn lại vẫn tiếp tục thực hiện chương trình chăm sóc- giáo dục trẻ theo hướng dẫn của tại Quyết định số 1362/GD&ĐT ngày 31/5/1994 và Quyết định số 1006/GD&ĐT ngày 24/3/1995.
    Bộ đang xây dựng bộ công cụ để đánh giá tính xác thực về độ tuổi của chuẩn phát triển trẻ em 5-6 tuổi và đo trên trẻ vào tháng 4-5/2008; tiến tới hoàn thiện chuẩn phát triển trẻ em 5-6 tuổi và Bộ trưởng ban hành quyết định này vào cuối năm học  2007 – 2008.
    3.2. Công tác chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng:
    - các sở giáo dục và đào tạo tăng cường việc chỉ đạo thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích, bảo đảm an tòan tuyệt đối tính mạng cho trẻ, coi đó là mục tiêu hàng đầu của công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Trong đó, đặc biệt quan tâm tới việc phòng tránh các tai nạn thương tích thường xảy ra đối với trẻ như đuối nước, hóc sặc, bỏng…cần tổ chức cho cán bộ giáo viên, người chăm sóc trẻ học tập lại và thực hiện đầy đủ yêu cầu về Quy chế nuôi dạy trẻ.
    - Công tác nuôi dưỡng, vệ sinh an tòan thực phẩm: Các sở giáo dục và đào tạo cần chỉ đạo các cơ sở GDMN tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị đồ dùng, phương tiện phục vụ cho việc tổ chức ăn bán trú cho trẻ được tốt; thực đầy đủ các quy  định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong các trường có tổ chức ăn cho trẻ; Tiếp tục phòng chống suy dinh dưỡng, chống béo phì nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng xuống dưới 10% và giảm từ 1-2% số trẻ suy dinh dưỡng so với cùng kỳ và đầu năm học.
    - Công tác chăm sóc vệ sinh cá nhân trẻ và phòng chống dịch bệnh cho trẻ: Tổ chức bồi dưỡng, chỉ đạo và phối hợp với các ngàhnh về quản lý tiêm chủng, vệ sinh, phòng dịch bệnh trong các cơ sở GDMN. Các tỉnh đã và đang triển khai thí điểm dự án tuyên truyền, giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ MN cần tiếp tục duy trì và thực hiện đúng kế hoạch của dự án. Bộ sẽ phối hợp với Quỹ UNILEVER tổ chức tổng  dự án cho 5 tỉnh Đồng BằngSông Cửu Long tại tỉnh Vĩnh Long vào tháng 12 năm 2007.
    3.3. Công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật:
    Triển khai quyết định 23/2006/QĐ- BGDĐT qui định về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, các cơ sở mầm non cần phối hợp chặt chẽ với sở y tế trong công tác páht hiện sớm, can thiệp sớm và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật MN. Tiếp nhận và tổ chức giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật  MN theo đúng quy định: Lập hồ sơ, xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, đánh giá trẻ khuyết tật làm cơ sở cho công tác giáo dục trẻ khuyết tật mầm non.
    Riêng đối với phòng chống HIV/AIDS các  sở GD-ĐTcần tiến hành tổ chức phổ biến và hướng dẫn đến đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên MN Luật phòng chống HIV/AIDS do chủ tịch nước đã ký lệnh số 05/2006/L – CTN.
    3.4. Công tác giáo dục an toàn giao thông: Triển khai tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông (GD.ATGT) cho các bậc phụ huynh, cho trẻ, giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý GDMN theo nội dung, chương trình quy định và hướng dẫn của Bộ bằng nhiều hình thức; tiến hành đánh giá, rà soát lại nội dung, phương pháp, thời lượng giáo dục an tòan giao thông đang thực hiện và kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tế; chuẩn bị các bài học kinh nghiệm để tham gia HỘi nghị tổng kết 10 năm (1998 -2008) thực hiện công tác giáo dục an tòan giao thông trong các cơ giáo dục mầm non, dự kiến tổ chức vào tháng 11/ 2008. Các địa phương có các họat động phù hợp để hưởng ứng tháng an toàn giao thông Quốc gia.
    3.5. Công tác giáo dục bảo vệ môi trường; tiếp tục duy trì kết quả của các chuyên đề đã triển khai:
    Các cơ sở GDMN tiến hành lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các họat động giáo dục nhằm giúp trẻ và giáo viên có hành vi, thái độ thân thiện- ứng xử phù hợp để giữ gìn và bảo vệ môi trường. Đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động chăm sóc -  giáo dục trẻ ở trường mầm non theo chỉ định số 02/2005/CT-BGD&ĐT ngày 31/01/2005 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo và công văn số 3200/BGD/&ĐT/GDMN ngày 21/4/2006.
    Các sở Giáo dục – Đào tạo cần duy trì kết quả thực hiện chuyên đề nâng cao chất luợng cho trẻ làm quen với văn học, với chữ viết; tiến hành ứng dụng các phần mềm Kidmart, Happykid, Nutrikids trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở những trường mầm non có điều kiện. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin – ƯDCNTT, trong GDMN theo tinh thần công văn số 6704/BGD&ĐT-GDMN ngày 1/8/2006 về triển khai đề án ƯDCNTT trong giáo dục mầm non giai đọan 2006-2010. 

    4- công tác phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng đồng và tuyên truyền về giáo dục mầm non.
    Công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non cần được tiến hành với sự kết hợp chặt chẽ giữa các ban nghành, các cấp và cộng đồng địa phương. Nội dung tuyên truyền cần nâu bật các thành tựu và giải pháp phát triển GDMN của địa phương thông qua các họat động thực tiễn, các phương tiện thông tin đại chúng và tạp chí của nghành; tăng cường sưu tầm, phát hành các ấn phẩm về GDMN tại cơ sở để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm như tuyên truyền, giải thích để các bậc cha mẹ không cho trẻ 5 tuổi học trước chương trình lớp 1; thực hiện tăng cường tiếng việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số nhằm chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dạy con cho cah mẹ (đặc biệt đối với những địa bàn có tỷ lệ trẻ đi nhà trẻ thấp). Nơi nào có điều kiện, có thể xây dựng trang web đẩ phụ huynh trao đổi học tập nhau về cách nuôi dạy con tại gia đình…

    5- Công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
    Thực hiện Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng chính phủa về việc phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đọan 2005 – 2010” tập trung thực hiện kế hoạch đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình bồi dưỡng giáo viên mầm non; thực hiện quản lý và đánh giá chất lượng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ sẽ ban hành vào cuối năm 2007. các Sở cần chú trọng đến nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bô quản lý, thựic hiện đổi mớiphương pháp GDMN. Bồi dưỡng nhằm đảm bảo chất lượng của giáo viên tươnt ứng với trình độ được đào tạo, bồi dưỡng.
    Các sở GD&ĐT triển khai xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên:
    Về công tác bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) chu kỳ II cho giáo viên: Cần tạo điều kiện để giáo viên vận dụng kết quả BDTX vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Tổ chức đánh giá công tác triển khai, biên soạn tài liệu, kết quả bồi dưỡng và chuẩn bị các bài học kinh nghiệm, đề xuất để chuẩn bị tổng kết công tác BDTX chu kỳ II cho giáo viên MN (2004 – 2007) dự kiến tổ chức vào tháng 7/2008.
    Về công tác bồi dưỡng hè cho giáo viên: TẬp trung vào đổi mới nội dung, hình thức tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên, tăng cường hình thức thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, thực h2nh, tham quan học tập trong và ngoài tỉnh, nhằm thực sự nâng chất lượng và cập nhật thông tin cho đội ngũ giáo viên. Các Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu trình UBND tỉnh triển khai thực hiện định mức mới về biên chế viên chức công tác ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
    Về chính sách đối với giáo viên: Tham mưu và triển khai tuyển giáo viên mầm non vào biên chế nếu đủ điều kiện; bảo đảm sự công bằng đối với giáo viên công lập và giáo viên biên chế có cùng trình độ trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo Quyết định 161/2002/QĐ-TTg, quyết định 149/2006/QĐ-TTg và các văn bản sẽ được hướng dẫn kèm theo.
    Các cơ sở GDMN ngòai công lập, chỉ đạo thành lập các tổ chức đoàn thể, kiện toàn tổ chức công đoàn.
    Về công tác quản lý đội ngũ cán bộ: Đảm bảo đủ số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý từ cấp sở đến cấp trường để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, nhất là công tác quản lý cơ sở vật chất, tài chính trong các cơ sở GDMN.

    6. Về chuyện đổi loại hình nhà trường:
    Việc chuyện đổi loại hình trường mầm non sẽ có văn bản hứơng dẫn riêng. Tuy nhiên, trong năm học 2007- 2008 các địa phương cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản như sau:
-    Về quan điểm chuyển đổi:
+ Tạo điều kiện cho trẻ được đến trường thuận lợi hơn.
+ Trẻ thuộc gia đình nghèo, khó khăn trong cùng địa bàn đều được đến trường.
-    Về lộ trình chuyển đổi và hình thức chuyển đổi tên trường do UBND huyện, thị xã hoặc thành phố (trực thuộc tỉnh) quyết định. Trong quá trình báo cáo với UBND tỉnh, thành phố các sở GD&ĐT cần đề xuất về việc điều chỉnh học phí (nếu cần), chính sách trợ cấp xã hội cho khu vực khó khăn để nhà trường linh động và đảm bảo lương cùng các chế độ phụ cấp cho giáo viên.
-    Đối với vùng đặc biệt khó khăn thì chuyển thành trường công lập. Việc chuyển đổi loại hình bán công sang dân lập ở vùng kinh tế phát triển, kể cả vùng còn lại của mỗi tỉnh, thành phố do UBND tỉnh và thành phố quyết định, Tuy nhiên, dù bất kỳ địa bàn nào cũng cần đề xuất chính sách để các trường mầm non phát triển ổn định và điều quan trọng là trẻ vẫn được đến trường bình thường.

7- Về cơ sở vật chất, thiết bị và kinh phí đầu tư.
    Các địa phương xây dựng kế hoạch trang cấp thiết bị, đồ chơi cho các cơ sở GDMN đáp ứng yêu cầu cơ bản cảu danh mục thiết bị đồ chơi tối thểiu phục vụ chương trình thí điểm GDMN theo quyết định 2227/QĐ-BGD&ĐT ngày 8/5/2006. Khuyến khích giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có; động viên cha mẹ trẻ và cộng đồng hỗ trợ để bổ sung thiết bị, đồ chơi cho ter3 mầm non.
    Về đầu tư kinh phí: Thực hiệnxã hội hóa GDMN. Đối với 70% số các tỉnh tỷ lệ đầu tư cho giáo dục mầm non còn thấp cần phấn đấu dành tối thiểu 10% tổng chi ngân sách nhà nước về giáo dục cho GDMN theo hướng dẫn của thông tư liên tịch số 05/2003/TTLT/BGD&ĐT-BTN – BTC và hướng tới cải tiến phân bố ngânsách cho tổng số trẻ em trong độ tuổi mầm non trên địa bàn; tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất, nhất là các phòng học, khu vệ sinh cho trẻ ở các vùng khó khăn.

    8. Về công tác tổ chức quản lý.
    8.1. Công tác qaủn lý các cơ sở GDMN: tất cả các cơ sở giáo dục mầm non công lập, ngòai công lập, kể cả các trường quốc tế nếu nhận trẻ em Việt Nam đều đặt dưới sự thống nhất quản lý của nhà nước theo quy định của luật giáo dục năm 2005 và quyết định 149/2006/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; các sở GD&ĐT có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai và tham mưu đảm bảo thực hiện tiến độ của đề án phát triển GDMN của quốc gia, của tỉnh, thành phố đã được phê  duyệt.
    Các sở DG&ĐT tham mưu với các cấp chính quyền: Cấp phép họat động cho các nhóm lớp đủ điều kiện; chỉ đạo các cơ sở GDMN công lập giúp đỡ các nhóm, lớp mầm non tư thục, dân lập đã được cấp phép cùng địa bàn theo Quyết định số 31/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/10/2005 của Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định điều kiện tối thiểu cho các nhóm, lớp khó khăn, nhằm đảm bảo an toàn và quyền được học cho trẻ em độ tuổi nhỏ.
    Các sở GD&ĐT tham mưu với UBND tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo để giáo viên trong biên chế cũng như ngòai biên chế được đối xử công bằng và đảm bảo quyền lợi của giáo viên (chỉ khác nhau do nguồn chi trả lương mà thôi). Đối với vùng kinh tế phát triển, UBND tỉnh, thành phố, có chủ trương tạo điều kiện cho người nghèo có con trong độ tuổi mầm non được gửi con đến các cơ sở mầm non.

    8.2 . Công tác quản lý đội ngũ cán bộ:
Cần tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý GDMN từ cấp Sở tới cấp trường để thực hiện đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006- 2015. Rà soát, tham mưu để cán bộ quản lý cấp cơ sở đều được tuyển vào biên chế nếu đủ đầiu kiện theo Thông tư hướng dẫn số 05/2003/TCCB/BGD&ĐT-BTV-BTC ngày 24/2/2003 hướng dẫn thực hiện quyết định 161/2002/QĐ-TTG. Các đại phương căn cứ vào đặc điểm tình hình thực tế, tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán  bộ, giáo viên công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
    8.3 Về quản lý các dự án:
    Một số đại bàn thực hiện dự án với các tổ chức UNICEF, PLAN,CRS, y tế Hà Lan – Việt nam, US, UK, SCJ, Unilever. Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ khác cần nghiêm túc thực hiện theo đúng qui định của nhà nước và yêu cầu của dự án, góp phần nâng chất lượng và phát triển GDMN cảu địa phương.
    8.4. Công tác kiểm tra, thanh tra, thi đua:
    Công tác thanh tra, kiểm tra tập chung vào việc thực hiện các quy định, quy chế về chuyên môn nghiệp vụ chăm sóc, giáo dục trẻ trong tất cả các cơ sở GDMN. Phấn đấu trong năm học, Bộ đến kiểm tra toàn diện từ 2-3 tỉnh thành; các sở GD&ĐT tiến hành thanh tra, kiểm tra khoảng 20% các cơ sở GDMN trên địa bàn.
    Căn cứ vào hướng dẫn trên đây, yêu cầu các sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch cụ thể của năm học đối với bậc học mầm non và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ. trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, cần phản ánh kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo để chỉ đạo và xử lý kịp thời.

 Nơi nhận:                           
- Như trên (để thực hiện)
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng (để b/c
- Các đơn vị có liên quan.
- Lưu VT, vụ GDMN
KT. BỘ TRƯỞNG

  THỨ TRƯỞNG


  ĐẶNG HÙYNH MAI