Món lẩu không tốt cho bà bầu vì có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa và gây nhiễm ký sinh trùng. Ngoài ra, phụ nữ có thai cũng nên hạn chế các thực phẩm như quẩy, nhãn, gan động vật...
Các nghiên cứu y học chứng tỏ, ăn lẩu có nhiều cái hại, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Món lẩu nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến các bệnh về ký sinh trùng như sán lá. Đối với phụ nữ mang thai, hệ thống tiêu hóa bị kích tố sinh dục làm ảnh hưởng, cơ trơn của dạ dày và đường ruột bị giảm sút trương lực, nhu động ruột bị giảm ít hoặc yếu đi. Việc ăn lẩu dễ làm tổn thương dạ dày và đường ruột. Do đó, thai phụ không nên ăn lẩu nhiều. Những món sau cũng nên hạn chế với bà bầu: Quẩy Khi làm quẩy, người ta phải đưa vào một lượng nhất định phèn chua, mà phèn chua chứa nhôm - một chất vô cơ. Khi rán quẩy, cứ 500 g bột mì phải dùng 15 g phèn chua. Phụ nữ mang thai cứ mỗi ngày ăn 2 chiếc quẩy sẽ đưa vào cơ thể 3 g phèn chua. Nếu ăn nhiều, lượng nhôm tích lũy sẽ lớn, làm cho não thai kém phát triển, tăng nguy cơ bệnh đần độn. Nhãn Nhãn, đặc biệt là long nhãn, luôn được người ta coi là thức ăn tẩm bổ tốt. Nhưng đối với phụ nữ mang thai, nó là quả cấm. Long nhãn tính ôn, vị ngọt, rất dễ trợ hỏa, phụ nữ mang thai ăn vào sẽ tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, làm cho vị khí ngược lên, dẫn đến nôn mửa. Nếu dùng lâu sẽ hại đến âm, xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết. Đấy là những dấu hiệu báo trước việc sẩy thai, sinh non. Nước cola Theo phân tích, một chai cola 340 g có 50-80 mg caffeine. Mỗi lần uống 1 g chất này, thai phụ có thể bị hưng phấn trung khu thần kinh trung ương, làm tăng nhịp thở, tim đập nhanh, mất ngủ, hoa mắt, ù tai. Dù uống dưới 1 g, nó vẫn kích thích niêm mạc dạ dày, gây buồn nôn, nôn mửa, hoa mắt, tim hồi hộp, đó là các triệu chứng trúng độc. Nhân cà phê còn có thể nhanh chóng đi qua cuống nhau, ảnh hưởng đến thai nhi. Rau chân vịt Mục đích của phụ nữ có thai ăn rau chân vịt là nhận được nhiều chất sắt, đề phòng thiếu máu (do thiếu sắt) trong thời kỳ mang thai. Có người cho rằng ăn được càng nhiều rau chân vịt thì càng ít nguy cơ bị thiếu máu. Kỳ thực không phải như vậy. Một nghiên cứu mới đây tại Nhật Bản cho thấy, rau chân vịt làm tình trạng thiếu máu nặng thêm. Nguyên nhân, do rau chân vịt có nhiều axít trong cỏ, làm cho chất sắt của nó không được ruột non hấp thu, thậm chí còn bị đẩy ra khỏi cơ thể. Ăn rau chân vịt càng nhiều càng gây trở ngại cho việc thu chất sắt, khiến tình trạng thiếu máu nặng thêm. Sơn tra (táo mèo) Sơn tra giá trị dinh dưỡng cao, lại có công hiệu tiêu hóa thức ăn và khai vị. Nó vừa chua vừa ngọt, rất "vừa miệng" đối với bà bầu. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều loại quả này. Có tài liệu đã chứng tỏ, sơn tra làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sẩy thai và sinh non. Thức ăn xông khói, nướng Các thực phẩm loại này phải dùng gỗ, than làm chất đốt để chế biến. Nhiên liệu đốt lên sẽ tán phát ra một loại chất độc làm ô nhiễm các thức ăn được xông nướng. Chất độc này có thể gây ra ung thư. Cứ mỗi kg cá xông và thịt nướng có tới mấy chục mg chất độc này, cứ mỗi kg bánh thịt nướng có 79 mg chất độc. Gan động vật Gan động vật giàu sắt và vitamin A. Nếu phụ nữ mang thai ăn quá nhiều gan động vật, đặc biệt là khi dùng các viên thuốc bổ sung sinh tố khác, lượng vitamin A được đưa vào cơ thể sẽ quá nhiều, ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí gây quái thai. Ngoài ra, gan làbộ máy giải độc, là “kho” chứa chất độc lớn nhất trong cơ thể động vật. Một số chất độc đó khi ăn vào có thể ảnh hưởng xấu tới phụ nữ mang thai và thai nhi. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống) |