Để hướng trẻ vào quỹ đạo trật tự Trong một cuộc khảo sát được thực hiện gần đây với hàng trăm bậc cha mẹ, cho thấy đa số đều bức xúc với vấn đề nhức đầu số 1, là làm thế nào để trẻ vâng lời, thực hiện những điều cha mẹ mong muốn. Thế nhưng, chuyên gia Rita Emmett, tác giả cuốn sách Đứa trẻ “cù nhầy”, cho rằng đây không còn là một vấn đề nan giải nữa. Sau 20 năm nghiên cứu, bà đã khám phá ra những câu nói hết sức đơn giản để đưa “bọn nhóc lì lợm” vào quỹ đạo trật tự. “Tại sao con chưa làm những điều mẹ căn dặn!” Thông thường, chúng la cứ nghĩ rằng đứa trẻ đang tìm cách khiêu khích bố mẹ, trong khi sự thật, có cái gì đó ngăn cản không cho đứa trẻ thực hiện điều chúng ta mong muốn. Nhưng chúng không cứ nhất thiết phải "xung phong” nói ra thông tin đó. Chẳng hạn như thằng cu con hai tuổi cứ “ngúng nguẩy'' không chịu xỏ chân vào đôi giày hãy còn đẹp. Bạn có thể tìm thấy nguyên do là chúng quá chật. Nếu có đôi giày rộng rãi hơn, thằng cu ắt sẽ mang ngay. . Con thử nghĩ xem, liệu có còn cách nào để làm việc này nhanh gọn hơn không?" Bạn muốn thằng cu dọn dẹp phòng mà không kèm theo bất cứ lời rên rỉ, than thở nào? Câu hỏi này sẽ ngay lập tức chuyển hệ cu cậu từ trạng thái than thở, càu nhàu sang phương thức xử lý nhanh gọn. Nghiên cứu cho thấy bạn sẽ hài lòng hơn, nếu để trẻ tự ra những giải pháp xử lý, chẳng hạn như tìm chiếc giỏ lớn hơn để tập trung toàn bộ đồ chơi vung vãi vào đó hoặc đi tìm thêm móc để treo đống quần áo túm tụm, nhăn nhúm. “Đây đúng là điều mẹ mong đợi!” Một phụ nữ than thở “não nề”: “Bảo được thằng con 12 tuổi xách bịch rác ra cổng còn khó hơn là tự tôi làm lấy. Tôi cứ phải nhắc chừng nó liên tục. Đến chừng nó làm xong rồi, thì để lại một bãi chiến trường bầy hầy. Tôi phải cắn răng để khỏi quát tháo ầm ĩ lên!”. Bạn có thấy câu chuyện này quen thuộc với mình không? Nghiên cứu cho thấy có đến 50% đứa trẻ “lê chân thườân thuợt” khi làm việc vặt, vì không biết rõ phải làm như thế nào là được... Hãy bỏ ra vài phút, hoặc một vài lần đầu để song hành cùng con hoàn tất công việc. Điều này đặc biệt quan trọng cho những đứa trẻ nhỏ. Đối với những đứa lớn hơn, hãy cho chúng một danh sách "Những việc cần làm ngay" (lau bàn, thu dọn quần áo...). Hãy lưu ý rằng trẻ em không phải là người lớn, bạn chỉ nên chấm công ở khía cạnh hoàn thành công việc, chứ không phải là hoàn hảo công việc. Hãy ban tặng những lời khen và động viên. Và bạn sẽ ngạc nhiên trước sự tiến bộ của trẻ. "Mẹ cá là con không thể làm kịp việc này trong vòng 15 phút đâu!" Bạn có thể biến một công việc nhàm chán thành trò chơi thách thức ''có đáo hạn". Trẻ sẽ có động lực làm việc nhanh hơn để chứng tỏ tài năng tháo vát của mình. Hơn nữa, tạo ấn tượng nể phục là tâm lý chung không chỉ có ở trẻ em, mà cả người lớn cũng đều thích làm. Kết quả: Bạn không cần phải nài nỉ hay dọa nạt, gánh nặng công việc sẽ được giải tỏa nhanh chóng. "Mỗi ngày hãy làm một việc tốt, sau một tuần, con sẽ có thưởng!" Câu nói này áp dụng “sự tái thi hành nghiêm túc những việc làm dang dở trước đây" – một chiến thuật mà các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng nó là một trong những động lực hữu hiệu nhất. Nếu làm việc mà được thưởng thì không cứ gì là trẻ con, cả người lớn cũng làm việc hăng hái hơn! “Có những lúc tất cả chúng ta phải làm những việc mà mình không thích chút nào!” Đứa trẻ càu nhàu là công việc được giao quá nhàm chán và khó khăn? Hãy cho đứa trẻ biết chính bạn cũng phải ''vò đầu bứt tai'' với mớ hổ lốn công việc nhà không bao giờ kết thúc, phải thức dậy sớm để đi làm, dù bạn vẫn còn thòm thèm được ngủ nướng thêm một tí. Với cách “nhắc nhở” ấy, con bạn sẽ thấy rằng nó cũng đang có một “đồng minh", thì những công việc được giao phó sẽ bớt phần nặng nề, khô khan. Theo PNCN |