Dạy bé cách đối phó với nguy hiểm Bất cứ lúc nào, trẻ cũng có thể gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, các ông bố, bà mẹ đừng khiến bé thêm sợ hãi vì sự lo lắng của mình. Điều cần thiết lúc này là hãy dạy cho trẻ cách nhận biết, đối đầu và phản ứng lanh lẹ khi rơi vào những tình huống thiếu an toàn. Khi gặp người lạ, bé phải ứng xử ra sao? Bé chỉ có thể nói giờ hoặc chỉ đường nếu họ có hỏi. Tuyệt đối không được cho người lạ biết những thông tin cá nhân như: tên, điện thoại hoặc địa chỉ nhà... Khi đứng với người không hề quen biết, bé phải giữ khoảng cách an toàn, tối thiểu là 2 m. Khi ở ngoài đường? Bạn nên dạy bé chỉ đi trong những phần đường dành cho người đi bộ. Trước khi băng qua đường, bé phải quan sát thật kỹ. Nếu bị ngã bị thương hoặc cảm thấy đang bị theo dõi, bé nên tìm sự giúp đỡ ở ai? Hay chỉ cách bé liên hệ với cảnh sát, hoặc bất cứ ai trên đường. Khi bố mẹ vắng nhà bé cần phải làm gì? Gặp sự cố, bé hãy gõ cửa hoặc bấm chuông nhà hàng xóm. Đó là cách nhanh nhất để ứng phó. Ngoài ra, bạn nên giúp trẻ nhớ những số điện thoại cần thiết như: đội cứu hộ, bảo vệ khu phố hoặc những người thân. Ở trường, bé cần làm gì khi gặp những tình huống xấu? Ai là người đáng tin cậy để bé có thế tìm đến khi phải đối mặt với những hành vi bạo lực trong nhà trường? Cách tốt nhặt, bé nên tìm gặp người có khả năng bảo vệ như: thầy giáo, thầy giám thị, cô y tá hay bảo mẫu... Chỉ cho bé cách chứng tỏ mình rất tự tin khi ra đường Thế nào là phong cách tự tin? - Lúc bước đi, bé cần giữ thẳng vệ, cánh tay thả lỏng đong đưa tự nhiên theo nhịp của cơ thể. Bước đi thư thả những dứt khoát. Tránh cho tay vào túi quần, đi quá nhanh, nhìn khắp nơi một cách lấm lét. Không nên lơ đễnh, phải tập trung quan sát xung quanh. Để tự bảo vệ chính mình Trước hết, bé phải biết la lên. Bé có thế kêu “Không! Không" một cách liên hồi, dứt khoát và mạnh mẽ. Hoặc tùy vào hoàn cảnh, chúng có thể hét lên: "Cứu tôi với!", "Cứu với...!". Kèm theo tiếng hét, bé nên có một số động tác như: đưa tay ra trước, ra hiệu "ngừng lại, đủ rồi...". Theo TT&GĐ |