Dinh dưỡng
   Xóa cơm cặp lồng ở vùng cao Yên Bái
 

 

Sau nhiều nỗ lực của ngành giáo dục và chính quyền địa phương cùng các thầy cô giáo, 100% học sinh mầm non tại huyện Văn Chấn được ăn bán trú.


Những bữa cơm bán trú đầu tiên của học sinh mầm non Suối Giàng. (Ảnh: NTCC)

 

Ám ảnh với những cặp lồng cơm đóng cục của học trò


Cô Lò Thị Thiệp, Hiệu trưởng Trường Mầm non Ba Khe ( huyện Văn Chấn, Yên Bái) ám ảnh với những cặp lồng cơm nguội lạnh, đóng cục của học trò các điểm trường vùng xa nhất của nhà trường.

 

Học sinh tại điểm trường khó khăn Suối Giàng được ăn cơm bán trú. (Ảnh: NTCC)


"Hai điểm trường Làng Ca, Làng Lao của trường Mầm non Ba Khe là những điểm xa nhất, khó khăn nhất của chúng tôi. Học sinh nơi đây là con em người đồng bào dân tộc Mông. Trước đây, khi các con còn mang cặp lồng cơm đi học, nhìn những cặp lồng cơm mùa đông thì nguội lạnh, mùa hè thì dễ bị thiu (nhà xa, các phụ huynh thường chuẩn bị cơm từ hôm trước) khiến nhiều cô giáo ám ảnh.

 

Người dân ở đây không có thói quen đánh tơi cơm, nên nhiều hôm mở cặp lồng cơm của các con, đó chỉ là những cục cơm nguội lạnh, cùng thức ăn thì... có gì ăn nấy, rất thương", cô Thiệp chia sẻ.

 

Cũng theo cô Thiệp, phụ huynh ở đây khó khăn khiến những bữa ăn của các em thường chỉ có cơm và 1-2 quả trứng, có khi chỉ có gói mì tôm.

 

 

Học sinh tại điểm trường khó khăn của Trường Mầm non Sùng Đô được ăn bán trú. (Ảnh: NTCC)

 

Còn cô giáo Nguyễn Thị Huyền Trang, Hiệu trưởng Trường Mầm non Sùng Đô cho biết: "Hai điểm trường Giàng Pằng và Làng Mảnh của Trường Mầm non Sùng Đô là hai điểm trường xa xôi nhất của xã Sùng Đô. Nhà xa, khi mang cặp lồng cơm đi học, chưa bao giờ học sinh ở đây được ăn cơm nóng. Cơm của các con nguội lạnh nhất là khi thời tiết rét sâu. Từ khi được ăn bán trú, các con ăn được 3 -4 bát cơm, rất ngon, niềm vui thể hiện rõ trên gương mặt".

 

"Tập Lăng và Suối Lóp là 2 điểm trường xa xôi nhất của Trường Mầm non Suối Giàng. Hai điểm trường này cách trung tâm khoảng 10km. Đầu năm học, cơn bão số 3 làm sạt lở, địa hình dốc đá, trơn trượt khiến đường đi lại càng trở nên khó khăn hơn. Cơ sở vật chất thiếu thốn, các điểm trường này chưa có bếp nấu đảm bảo, nên trước đó các con vẫn phải mang cơm cặp lồng đi học trong Học kỳ I", cô giáo Lò Ngọc Loan, Hiệu trưởng Trường Mầm non Suối Giàng cho biết.

 

Để học trò có những bữa cơm nóng

 

Để học sinh của mình được ăn những bữa cơm nóng, đảm bảo vệ sinh và đầy đủ chất dinh dưỡng, ngành giáo dục huyện Văn Chấn cùng các nhà trường đã phối hợp cùng chính quyền địa phương tuyên truyền tới phụ huynh học sinh trong thời gian dài.

 

Cô Lò Ngọc Loan, Hiệu trưởng Trường Mầm non Suối Giàng chia sẻ: "Nhiều phụ huynh học sinh vẫn kêu khó khăn, không có tiền đóng. Chúng tôi phải tuyên truyền việc mang cơm cặp lồng sẽ không đủ chất. Các con được hưởng chế độ của Nhà nước...".

 


Cô Lò Thị Thiệp, Hiệu trưởng Trường Mầm non Ba Khe kể: "Nhiều phụ huynh học sinh thắc mắc tại sao không để mang cơm cặp lồng như trước, như vậy sẽ tiện chủ động hơn, chúng tôi không có tiền...

 

Sau rất nhiều lần lặn lội tuyên truyền, nhưng ngày thứ 2 thực hiện xóa cơm cặp lồng vẫn có rất nhiều phụ huynh để con mang cơm cặp lồng đến lớp. Chúng tôi cùng các cô giáo phải kiên trì tuyên truyền, vận động để các con có những bữa cơm nóng, đảm bảo chất dinh dưỡng, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi cho các con".

 


Khó khăn về việc tuyên truyền cho phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của bữa ăn bán trú chỉ là 1 phần. Phần còn lại, các điểm trường đều rất xa trung tâm, đường đi lại gian nan. "Chúng tôi rất lo lắng khi phải nấu tại một điểm khác và nhờ phụ huynh xuống mang cơm về cho các con. Đường xá đi lại rất khó khăn, nhỡ không may có chuyện gì khiến chúng tôi cũng rất trăn trở", cô Nguyễn Thị Huyền Trang, Hiệu trưởng Trường Mầm non Sùng Đô cho biết.

 

Cô Lò Ngọc Loan chia sẻ: "Giải pháp của nhà trường thực hiện đảm bảo quy trình nấu và tính khẩu phần ăn cho trẻ trên phần mềm Revo. Thuê 2 người chở đi sau khi đồ ăn được nấu ở trung tâm. Như nấu ở trung tâm mang đi điểm Tập Lăng và nấu Kang Kỷ mang đi Suối Lóp (điểm lẻ Kang Kỷ cách trung tâm 6 km là điểm nấu tại trường thứ 2 đi vào Suối Lóp sẽ gần hơn là nấu ở trung tâm mang đi)...".

 

Dù còn nhiều khó khăn, trăn trở nhưng các nhà trường đều nỗ lực để học trò của mình có những bữa cơm nóng, đảm bảo chất dinh dưỡng.

 

Ông Nguyễn Minh Đức, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Văn Chấn cho biết: "Đầu năm học huyện Văn Chấn có 8 điểm học sinh mang cơm cặp lồng, sang Học kỳ II, 100% học sinh mầm non trên địa bàn huyện đã được ăn bán trú".

 

Theo giaoducthoidai.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 7 loại thực phẩm này không nên hâm lại cho trẻ ăn trong dịp Tết vì có thể gây đau bụng, tiêu chảy (4/2)
 Cải thiện dinh dưỡng học đường thông qua nâng cao chất lượng thực đơn bán trú (8/1)
 TPHCM: Nâng cao chất lượng suất ăn bán trú trong trường học, đảm bảo ATTP (31/12)
 Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' (19/12)
 TP.HCM: Tập huấn tổ chức bữa ăn bán trú trong các trường tiểu học (19/12)
 Công khai bữa ăn bán trú mỗi ngày: Khỏe cho trường lẫn phụ huynh, học sinh (11/12)
 Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh THCS về dinh dưỡng học đường (2/12)
 Giải pháp nào cho dinh dưỡng học đường? (2/12)
 TPHCM: Nâng cao chất lượng suất ăn bán trú trong trường học, đảm bảo ATTP (23/11)
 Trường ở TP.HCM đều đặn thu tiền nước uống của học sinh, thanh tra phát hiện chuyện không ngờ (23/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i