Tâm lý
   8 cách giúp trẻ chuẩn bị tinh thần khi có em
 

Không ít trẻ cảm thấy tủi thân khi mẹ có thêm em bé. Do đó, phụ huynh cần giúp trẻ sẵn sàng chào đón thành viên mới trong gia đình.

 

Trẻ cần hiểu rằng, mọi thành viên trong gia đình đều đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Việc có thêm em là điều thú vị, nhưng cũng có thể là thử thách đối với trẻ. Do đó, cha mẹ có thể kể cho trẻ về dự định sinh thêm em bé của mình. Nhờ vậy, trẻ sẽ không cảm thấy lo lắng.

Trẻ em cũng cần thời gian riêng bên cha mẹ. Vì thế, phụ huynh nên cùng con tham gia những hoạt động thú vị như đọc sách, hoặc dành thêm vài phút vui chơi. Đặc biệt, hãy tiếp tục dành thời gian đặc biệt này bên con sau khi em bé thứ hai chào đời. Điều này sẽ trấn an trẻ và khiến chúng không có cảm giác ghen tị.

Cha mẹ nên giải thích theo những cách để trẻ cảm thấy hạnh phúc khi biết mình sắp có em. Song, điều quan trọng là phụ huynh phải giải thích rằng, việc chăm sóc trẻ sơ sinh không dễ dàng. Do đó, trẻ cần hiểu rằng, cha mẹ sẽ cố gắng hết sức để giữ cho em bé vui vẻ và yên lặng. Sau đó, cha mẹ sẽ vẫn sẽ dành thời gian đặc biệt cho con lớn.

Hãy chắc chắn rằng, trẻ biết điều gì sẽ xảy ra khi mẹ đến bệnh viện. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể sẽ muốn tặng trẻ một thứ gì đó đặc biệt khi em bé chào đời, như một món quà nhỏ hoặc chuyến du lịch với ông bà.

Đối với trẻ nhỏ (1 - 2 tuổi), cha mẹ hãy hào hứng khi nói về việc con sắp có thêm em. Đồng thời, hãy cùng trẻ xem sách ảnh về em bé sơ sinh. Điều đó sẽ giúp trẻ quen với những từ như “anh trai”, “chị gái” và “em bé”. Đọc sách và xem phim hoạt hình về em bé sơ sinh cũng có thể khiến ý tưởng trở nên thú vị đối với trẻ. Cha mẹ có thể mua cho trẻ một con búp bê. Như vậy, trẻ cũng cảm thấy mình có “đứa con” để chăm sóc.

Với những trẻ lớn hơn, cha mẹ hãy cho chúng những cách để cảm thấy được tham gia vào quá trình chăm sóc em bé. Vì vậy, phụ huynh nên để trẻ chọn đồ chơi cho em bé. Hoặc, trẻ cũng có thể giúp cha mẹ chọn tên gọi ở nhà cho em bé. Khi em bé chào đời, cha mẹ hãy giao cho trẻ những công việc nhỏ, chẳng hạn như lấy khăn khi tắm. Việc được giúp cha mẹ và em bé sẽ khiến trẻ cảm thấy mình trở nên thật đặc biệt.

Trẻ có thể bắt đầu hành động sớm hơn, trước khi em bé chào đời. Thậm chí, trẻ có thể muốn được mặc tã hoặc bú bình. Theo các chuyên gia, đó là điều hoàn toàn bình thường. Bởi, đó là cách trẻ đảm bảo rằng, cha mẹ biết chúng cần được chú ý. Hành vi này ở trẻ sẽ biến mất nếu cha mẹ chứng minh rằng, mình luôn quan tâm tới con.

Nếu đang mong đến ngày em bé thứ hai chào đời, thì kế hoạch sinh nở của các cha mẹ thường sẽ phức tạp hơn. Nhiều phụ nữ bày tỏ lo lắng về việc, con lớn của mình sẽ bị thiệt thòi khi mẹ sinh thêm em bé. Tất nhiên, trẻ thường có thể ở với cha hoặc người thân trong thời gian mẹ sinh em bé.

Tuy nhiên, trẻ có thể cảm thấy một chút khó khăn khi cuộc sống có sự thay đổi. Nhiều phụ huynh đã đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để giúp trẻ lớn có thể sẵn sàng đối mặt với sự xa cách này và thậm chí có thể là xa nhà?

Các chuyên gia đã đưa ra một số phương pháp giúp cha mẹ chuẩn bị tinh thần cho trẻ

 

Trẻ có thể sẽ cảm thấy lo lắng khi mẹ sắp sinh em bé.

1. Củng cố và làm dịu mối quan hệ giữa cha mẹ - con

Trẻ có thể gặp khó khăn trong thời gian cha mẹ vắng mặt. Tuy nhiên, mối quan hệ thân thiết với cha mẹ sẽ tạo cho trẻ một nền tảng vững chắc. Đồng thời, giúp trẻ phục hồi tinh thần một cách nhanh chóng.

2. Chọn người sẽ chăm sóc trẻ

Trước khi sinh em bé, cha mẹ cần tìm người sẽ chăm sóc con lớn của mình. Tiếp theo, hãy trao đổi với người đó để chuẩn bị tinh thần cho con lớn của mình. Trước khi sinh em bé, mẹ hãy để trẻ ở bên người chăm sóc này thường xuyên nhất có thể. Trẻ có thể ở gần người chăm sóc trong khoảng thời gian ngắn và sau đó là dài hơn.

Sau vài tháng làm quen, trẻ có thể được cha mẹ cho phép ngủ trưa với người chăm sóc. Tuy nhiên, không nên thúc ép nếu trẻ chưa sẵn sàng. Bởi, việc đó có thể sẽ khiến trẻ cảm thấy tổn thương cho trẻ.

3. Không khiến trẻ quen với sự xa cách bằng việc thường xuyên để bé ở với người khác

Một số phụ huynh thường khiến trẻ quen với sự xa cách cha mẹ bằng việc thường xuyên để con ở với người khác. Song, theo các chuyên gia, điều đó sẽ chỉ làm tổn thương trẻ và khiến bé bám cha mẹ hơn.

Mục tiêu không phải là giúp trẻ làm quen với việc xa cách cha mẹ và ở bên những người ngẫu nhiên. Bởi, đó không phải là cách hoạt động của sự gắn bó. Mục tiêu là giúp trẻ xây dựng mối quan hệ với người chăm sóc do cha mẹ chỉ định, bất kể đó là ai. Từ đó, người chăm sóc có thể trấn an trẻ khi cha mẹ vắng mặt.

Điều duy nhất có thể giúp trẻ đối phó với việc vắng mặt của phụ huynh là sự hiện diện của một người mà bé tin tưởng.

4. Giúp người chăm sóc học cách xoa dịu trẻ

Sẽ là điều hoàn toàn bình thường nếu trẻ khóc khi phải tạm xa mẹ. Điều quan trọng là trẻ có ai đó an ủi, không bỏ mặc bé khóc. Trẻ em có thể vượt qua bất cứ điều gì nếu chúng có ai đó yêu thương và đồng cảm.

 

Cha mẹ nên để trẻ tham gia vào quá trình chăm sóc em bé.

5. Chuẩn bị tinh thần cho trẻ bằng cách trò chuyện

Phụ huynh nên bắt đầu chuẩn bị cho trẻ bằng cách nói về việc cha mẹ sẽ đến bệnh viện để sinh em bé. Cha mẹ cũng nên cho trẻ biết rằng, bé sẽ được bà hoặc người thân chăm sóc. Tuy nhiên, cha mẹ sẽ sớm quay về với con.

Phụ huynh nên nhấn mạnh rằng, chắc chắn cha mẹ sẽ sớm về với con. Hãy biến nó thành một câu thần chú như: “Rồi mẹ sẽ về và ôm con. Bởi, mẹ luôn quay lại!”.

Thông thường, trẻ sẽ có tâm lý cho rằng, mình là em bé trong gia đình và sắp có người khác thay thế. Trẻ phải đối mặt với thực tế rằng, mình sắp trở thành anh/chị. Song, hãy giúp trẻ hiểu rằng, con vốn dĩ đã là một cá nhân quan trọng trong gia đình chỉ bằng cách luôn là chính mình.

Phụ huynh hãy chắc chắn rằng mình luôn củng cố tất cả những điều tuyệt vời về trẻ. Hãy nói với trẻ những câu như: “Sara, mẹ thích cách con làm mẹ cười” hoặc “Kingston, mẹ thích cách con giúp mẹ mua hàng tạp hóa như thế này”. Đồng thời, hãy ghi nhận những đóng góp cụ thể của trẻ.

Cha mẹ cần giúp trẻ phát triển ý thức về việc, mình luôn là một thành viên có giá trị trong gia đình. Phụ huynh nên thường xuyên nói về thực tế là, mỗi thành viên trong gia đình đều quan trọng theo cách riêng của họ và có vai trò đặc biệt. Gia đình cần tất cả thành viên để có được sự trọn vẹn.

6. Làm một cuốn sách cho trẻ

Việc phải xa phụ huynh khi mẹ sinh em bé có thể khiến trẻ buồn và hụt hẫng. Tuy nhiên, phụ huynh có thể thiết kế một cuốn sách về quá trình mang thai. Như vậy, trẻ sẽ có thể xem cuốn sách này khi mẹ vắng nhà. Điều đó sẽ giúp trẻ hiểu hơn về quá trình mang thai của mẹ. Đồng thời, luôn cảm thấy mẹ đang ở gần bên mình.

7. Mang lại sự an ủi cho trẻ bằng đồ vật của mẹ

Phụ huynh có thể giúp xoa dịu trẻ khi mẹ vắng nhà bằng việc để lại những đồ vật thân thuộc. Đặc biệt, trẻ có thể cảm thấy được an ủi tốt nhất khi mang theo đồ vật có mùi hương của mẹ.

Không đồ vật nào có thể thay thế được con người. Tuy nhiên, trẻ em có thể tìm thấy sự thoải mái trong một đồ vật quen thuộc mà chúng liên tưởng đến sự an toàn và hiện diện của cha mẹ. Hãy để người sẽ chăm sóc trẻ sử dụng đồ vật này trong thời gian phụ huynh không có nhà.

8. Luôn lạc quan và tin tưởng vào con

Các phụ huynh cần tin rằng, trẻ sẽ vượt qua giai đoạn này, ngay cả khi bé sẽ khóc và phải ngủ trong vòng tay của người chăm sóc. Tình yêu và sự quan tâm của cha mẹ sẽ trở thành động lực để trẻ có thể vượt qua thử thách.

Nhiều phụ huynh hào hứng với ý tưởng sẽ để trẻ tham gia vào khoảnh khắc kỳ diệu khi mẹ sinh em bé. Tuy nhiên, thực tế, quá trình sinh nở có thể diễn ra một cách bất ngờ. Do đó, cha mẹ chỉ nên thực hiện kế hoạch này nếu đảm bảm rằng, người chăm sóc có thể đưa trẻ tới bệnh viện bất kỳ lúc nào.

Nếu quyết định thực hiện ý tưởng này, hãy chắc chắn rằng, phụ huynh đã chuẩn bị cho con mình thật kỹ lưỡng. Cha mẹ có thể cùng trẻ đọc nhiều sách về sinh nở.

Hoặc, xem các video về sinh nở phù hợp với trẻ em. Đồng thời, cha mẹ hãy giải thích chi tiết những gì sẽ xảy ra trong quá trình sinh em bé. Điều quan trọng là trẻ phải biết điều gì sẽ xảy ra, kể cả việc dây rốn chảy máu khi bị cắt và điều đó không làm em bé sơ sinh đau. Hãy mô tả cho trẻ hiểu rõ về ngoại hình của trẻ sơ sinh, như: Da đỏ, nhăn nheo...

Kim Dung (Theo Aha Parenting)

Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/8-cach-giup-tre-chuan-bi-tinh-than-khi-co-em-post626872.html

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bí kíp giúp trẻ thích thú hoạt động thể chất (21/2)
 Dạy con kỹ năng kiểm soát cơn giận (17/2)
 Dấu hiệu trẻ nghiện công nghệ (15/2)
 8 mẹo hữu ích giúp trẻ học ngoại ngữ dễ dàng hơn (13/2)
 Cách giúp con nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên (11/2)
 Mẹo an toàn sử dụng thang máy bố mẹ nên dạy con (10/2)
 8 cách nói chuyện với trẻ em về lạm dụng tình dục (9/2)
 6 cách giúp bạn gắn kết với con riêng tình cảm và tự nhiên (9/2)
 5 thói quen của bạn vô tình khiến con không nghe lời (8/2)
 Hệ lụy khi bố mẹ thường xuyên gây áp lực cho con cái (6/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i