Xã hội
   Màn 'lột xác' ngỡ ngàng của ngôi trường top cuối
 

Là trường huyện với điều kiện và xuất phát điểm khó khăn, từng đứng top cuối của huyện Nam Sách (Hải Dương), nhưng giờ đây ngôi trường này khiến ngay cả những phụ huynh thành thị phải ngỡ ngàng.

Các bạn nhỏ của Trường Mầm non Thái Tân (Hải Dương) trình diễn thời trang

Cô Vũ Thị Thu Làn, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thái Tân chia sẻ, sau 5 năm thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, hoạt động nổi bật trường đạt được là tổ chức học tập, hoạt động trải nghiệm cho trẻ.

Xuất phát điểm từ một trường đứng top cuối của huyện với nhiều khó khăn về cơ sở vật chất bởi Thái Tân là một xã nghèo. Khi thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, các cô đã tìm cách tổ chức nơi trải nghiệm, hoạt động cho trẻ bằng cách tận dụng các khoảnh đất trống trong sân trường.

Sân bóng cỏ nhân tạo trong sân trường

Trẻ được trải nghiệm làm vườn, chăm cây

“Mô hình làm vườn, cô và trẻ sẽ cùng nhau trồng và trẻ có thể chăm sóc hàng ngày như tưới cây, nhổ cỏ và hái thu hoạch. Chúng tôi không trồng rau lên hết ở các luống mà chia ra, có những luống đã trồng và cả luống để không. Như vậy, với những luống rau đã trồng thì trẻ sẽ nhổ cỏ và trải nghiệm thu hoạch. Còn với những luống đất trống thì các con sẽ tự tay trồng rau”, bà Làn kể.

Cô giáo thu hoạch rau đay cùng với trẻ

Bên cạnh đó, do có nhiều phụ huynh làm việc tại công ty gốm, nên nhà trường được công ty hỗ trợ các nguyên vật liệu để trẻ trải nghiệm. Ví dụ với chủ đề về gia đình, chúng tôi sẽ cho học sinh làm các vật dụng trong gia đình. Hay chủ đề về các con vật thì cho trẻ có thể học tô màu tượng,...”, bà Làn nói và cho rằng để có được sự "lột xác" về cơ sở vật chất này, vai trò hỗ trợ của phụ huynh cũng như việc xã hội hóa là rất quan trọng.

Trải nghiệm làm gốm

“Nhà trường đã kêu gọi sự hỗ trợ từ nguồn lực có sẵn từ địa phương. Kêu gọi xã hội hóa nhưng trường cũng không đặt nặng xã hội hóa từ tiền của phụ huynh mà kêu gọi các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và các nhà hảo tâm, có điều kiện sẵn sàng ủng hộ”.

“Trẻ thích thú với tất cả các hoạt động khi được luân phiên tổ chức thực hiện theo chủ đề chứ không phải lặp lại một cách liên tục”, bà Làn nói.

Trường Mầm non Thái Tân là một trong những điển hình về thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, giai đoạn 2016-2020”.

Theo báo cáo tổng kết 5 năm triển khai thực hiện của Sở GD-ĐT tỉnh Hải Dương, các cơ sở đã chủ động, tích cực và có nhiều biện pháp sáng tạo, đặc biệt tập trung vào việc xây dựng và khai thác sử dụng môi trường trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Như bố trí, sắp xếp lại các khu vực trong trường, nhóm, lớp theo hướng khai thác và tận dụng triệt để không gian sẵn có để tổ chức các hoạt động cho trẻ; xây dựng các khu vực trải nghiệm, các góc thực hành kỹ năng với đồ dùng, đồ chơi, thiết bị mua mới hoặc tận dụng từ nguyên vật liệu phế thải đảm bảo an toàn, đẹp mắt.

Những khoảng không gian chật hẹp như thế này trước đây để trống thì giờ đây nhà trường đã tận dụng để thiết kế nơi tổ chức hoạt động chơi câu cá cho trẻ

Phụ huynh học sinh và cộng đồng tích cực phối hợp với nhà trường trong việc thực hiện chuyên đề như hỗ trợ nguyên vật liệu, kinh phí và ngày công lao động để cải tạo và xây dựng môi trường giáo dục.

Công tác xã hội hóa đã được các địa phương quan tâm để huy động kinh phí sửa sang cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, hỗ trợ tổ chức các hoạt động tập thể cho cô và trẻ.

Sau 5 năm thực hiện, theo Sở GD-ĐT Hải Dương, diện mạo các trường mầm non đã được thay đổi, môi trường vật chất được đầu tư, cải thiện theo hướng khai thác, tận dụng tối đa không gian sẵn có cho trẻ hoạt động; bổ sung đồ dùng, đồ chơi tự tạo, gần gũi với thiên nhiên, thân thiện với môi trường. Qua đó, trẻ được tạo cơ hội tốt nhất để hoạt động, khám phá, trải nghiệm nhằm phát huy năng lực và tính năng động, sáng tạo, thỏa mãn nhu cầu vui chơi theo đúng đặc điểm lứa tuổi.

Về điều này, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD-ĐT) bày tỏ sự phấn khởi bởi mục tiêu lớn nhất của chuyên đề này là hướng đến trẻ. “Qua quan sát và tham gia các hoạt động của nhà trường, chúng tôi rất phấn khởi khi các trẻ mầm non mạnh dạn, tự tin, hào hứng tham gia các hoạt động. Kỹ năng của trẻ khi tham gia các hoạt động từ khi trồng cho đến thu hoạch vườn rau, tham gia các hoạt động trải nghiệm là rất tốt nên các em cũng tỏ rõ sự tự tin”.

Ông Minh cho rằng đây là những kết quả nhìn thấy được từ chuyên đề này.

Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD-ĐT) cùng tham gia thu hoạch rau cùng trẻ Trường Mầm non Thái Tân

“Cái thiếu nhất của trẻ mầm non chính là cái mà trẻ cần nhất. Đó chính là tạo cơ hội và điều kiện cho các cháu được vui chơi. Trẻ em mầm non thích nhất là hoạt động vui chơi. Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tức là phải xuất phát từ nhu cầu hứng thú, khả năng và hướng đến sự phát triển của trẻ”.

Mục tiêu của trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là tạo dựng môi trường; thay đổi việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; công tác quản lý và sự phối hợp các lực lượng, đặc biệt là tăng cường sự tham gia của phụ huynh.

“Nếu như trường mầm non không phối hợp với cha mẹ trẻ tức là thất bại. Bởi vai trò của phụ huynh là vô cùng quan trọng, không chỉ trong việc tăng cường, xã hội hóa nguồn lực mà còn là sự thống nhất với nhà trường về nội dung và phương pháp giáo dục trẻ”, ông Minh nói.

Để thực hiện các mục tiêu của chuyên đề, theo ông Minh, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các địa phương và các cơ sở giáo dục bằng các giải pháp để tạo nên chuyển biến của 5 thành tố: xây dựng môi trường giáo dục; xây dựng kế hoạch giáo dục của trường; tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; đánh giá trẻ; phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng.

Nơi trẻ mầm non được trồng rau, trải nghiệm làm gốm

Ông Minh cho hay, không phải sau khi tổng kết 5 năm thực hiện chuyên đề, rồi sẽ dừng lại mà các địa phương sẽ tiếp tục hướng thực hiện xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. “Dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện hướng này và đi vào chiều sâu, ức phải rà soát, đánh giá lại các tiêu chí, tiêu chuẩn để xem sự phù hợp qua đó có những điều chỉnh tốt nhất".

Đại diện Bộ GD-ĐT đánh giá, muốn xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm thì ngoài việc phải tăng cường nguồn lực về cơ sở vật chất, thì cũng rất cần chú trọng năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.

Nguồn https://vietnamnet.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hiệu quả từ mô hình “lấy trẻ làm trung tâm” (29/6)
 Giáo dục MN có nhiều chuyển biến tích cực (29/6)
 Thu, chi hoạt động hè: Trường mầm non phải thỏa thuận với phụ huynh (27/6)
 Tăng số lượng cơ sở mầm non ngoài công lập (26/6)
 Vữa trần lớp học rơi bất ngờ, 5 trẻ mầm non nhập viện (26/6)
 TPHCM: Khai giảng không thay đổi, học sinh tựu trường ngày 1/9 (25/6)
 Lâm Đồng: Bồi dưỡng trực tuyến 765 cán bộ, giáo viên sử dụng SGK lớp 1 (24/6)
 Những thói quen tốt trẻ học ở trường (20/6)
 TP.HCM: Trường mầm non có thể giữ trẻ trong hè từ ngày 16/7 đến ngày 21/8 (20/6)
 Bảo đảm 100% gia đình có trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em (19/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i