Xã hội
   Đặt trẻ mầm non làm trung tâm trong môi trường giáo dục
 

Ở lứa tuổi mầm non, việc tiếp nhận kiến thức của trẻ thông qua hoạt động vui chơi vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, việc thiết kế và xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ là cần thiết. Môi trường càng phong phú, đa dạng, phù hợp và đặt học sinh làm trung tâm thì hiệu quả giáo dục càng lớn.

Một buổi học của học sinh 5 tuổi Trường MN Nghĩa Thuận. Ảnh: Thanh Long

Yếu tố quyết định thành công

Cô Nguyễn Thị Lệ Thủy – Hiệu trưởng Trường MN Nghĩa Thuận (Quản Bạ - Hà Giang) khẳng định: “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là vấn đề không thể thiếu trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non”.

Cô Nguyễn Thị Lệ Thủy – Hiệu trưởng Trường MN Nghĩa Thuận 
(Quản Bạ - Hà Giang). Ảnh: Thanh Long

Khi xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm buộc các nhà trường, giáo viên phải bổ sung thêm học liệu, đồ chơi; sắp xếp và vệ sinh góc chơi… Có học liệu đa dạng hấp dẫn, sẽ khuyến khích trẻ sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau, các góc học tập trong và ngoài lớp đa dạng, phong phú tạo nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động.

Môi trường GD được xây dựng lấy trẻ làm trung tâm cũng thúc đẩy GV tăng cường trò chuyện, chơi cùng trẻ, kích thích trẻ tư duy, chủ động tích cực vui chơi, tìm tòi khám phá, trải nghiệm, thực hành, sáng tạo, hợp tác, trò chuyện và chia sẻ ý tưởng.

Trên thực tế, thông qua sự đổi mới sáng tạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã mang tới những kết quả đáng mừng cho Trường MN Nghĩa Thuận. Giáo viên đã hiểu môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là gì, biết được ý nghĩa, nguyên tắc trong việc thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Từ đó, GV đã có kiến thức trong việc thiết kế môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm sao cho phù hợp; Biết lập kế hoạch thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đúng với đặc điểm cơ sở vật chất của trường mình.

Không những thế, GV đã biết trang trí môi trường trong lớp học nổi bật, phù hợp với đặc trưng của từng góc, các góc hoạt động phong phú, bố trí các góc hoạt động hợp lí. Xây dựng môi trường hoạt động ngoài lớp học thu hút được trẻ. Vận động được phụ huynh ủng hộ, giúp đỡ cô giáo trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm... Xây dựng cho trẻ môi trường hoạt động phong phú đa dạng, hứng thú tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập, đồng thời chất lượng giáo dục được nâng cao.

Thách thức từ thực tế

Quá trình tổ chức, thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại 11/11 điểm trường, 24 lớp học, 261 học sinh mẫu giáo và 23 giáo viên của Trường MN Nghĩa Thuận (Quản Bạ - Hà Giang), đã chỉ ra những thuận lợi, khó khăn nhất định.

Bên cạnh thuận lợi về đội ngũ CBGV; trẻ được ăn trưa tại trường và được học 2 buổi/ngày nên đi học đều tạo điều kiện tốt cho GV trong quá trình giáo dục. Giáo viên có ý thức tham gia đầy đủ vào các buổi sinh hoạt chuyên môn, các buổi sinh hoạt chuyên đề, các buổi hội thảo do trường và phòng giáo dục tổ chức là những khó khăn nếu không được giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng tới quá trình thực hiện

Cụ thể như: Vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa hiểu rõ thế nào là môi trường. GD nói chung và môi trường trong giáo dục mầm non nói riêng. Nhiều giáo viên lúng túng với khái niệm môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, cũng như ý nghĩa nguyên tắc trong việc thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Chưa có kiến thức trong việc thiết kế môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm sao cho phù hợp...

Đặc biệt, về phía PHHS còn thiếu quan tâm đến việc học của con em nên thiếu ủng hộ nhà trường, GV trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Theo cô Nguyễn Thị Lệ Thủy, để thiết kế môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm thành công và hoạt động hiệu quả cần tiến hành nhiều biện pháp hỗ trợ. Nhà trường đã chú trọng cung cấp kiến thức cơ bản cho giáo viên trong việc xây dựng môi trường theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Có sự đánh giá, phân tích kĩ càng thực trạng việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và xây dựng kế hoạch chỉ đạo.

 

Đặc biệt, vấn đề tuyên truyền phối kết hợp với PHHS để cùng chung tay xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm không thể thiếu. Công việc này không chỉ một mình nhà trường, các giáo viên tự xây dựng mà đòi hỏi phải có sự phối kết hợp với các bậc phụ huynh cùng chung tay xây dựng.

 Bên cạnh đó, hướng dẫn giáo viên xây dựng thiết kế môi trường hoạt động trong và ngoài lớp học theo quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên đề với chủ đề “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” ngay từ đầu năm học.

Cán bộ quản lý cần đến từng điểm trường tham gia họp phụ huynh cùng các nhóm lớp. Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường đối với công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Bản thân cô Thủy đã từng vận động phụ huynh góp các vật liệu có sẵn trong gia đình: Cây tre, cây gỗ, những giỏ hoa phong lan… và vận động phụ huynh đóng góp ngày công đến xây dựng môi trường cùng các cô giáo ở các điểm trường…. Với sự thuyết phục của mình, nhà trường đã nhận sự đồng tình nhất trí cao của các bậc phụ huynh. Tại 11/11 điểm trường các bậc phụ huynh đã đóng góp nguyên vật liệu và ngày công để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Với đội ngũ giáo viên, nhà trường đã truyền tải và yêu cầu lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình và ham muốn sáng tạo trong các hoạt động, linh hoạt, tính tích cực tìm tòi, học hỏi, đổi mới, sáng tạo trong việc thiết kế môi trường sao cho phù hợp với đối tượng trẻ. Giáo viên phải là người có kiến thức vững vàng về cách thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; học hỏi đồng nghiệp về cách xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

 

Để thực hiện thành công xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm thì đội ngũ GV luôn phải sáng tạo và đổi mới hình thức dạy học, giúp học sinh tiếp thu một cách nhanh và sâu sắc nhất. Đặc biệt đòi hỏi GV phải xây dựng tốt các bài tập mang tính sáng tạo, tình huống để trẻ suy nghĩ và tìm ra đáp án chính xác...

 

Nguồn https://giaoducthoidai.vn

New layer...
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Khánh thành phòng học mầm non huyện đảo Lý Sơn (28/9)
 Chất lượng sữa học đường thực sự có đảm bảo? (28/9)
 ĐBSCL: Mở điểm giữ trẻ cho ngư dân vùng lũ (27/9)
 Bí quyết giúp bé hết lười ăn (27/9)
 Thái Bình: Từ năm 2019 không bố trí Tổng phụ trách chuyên trách (26/9)
 Không ép học sinh tham gia chương trình Sữa học đường (26/9)
 Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi: Tập trung nhiều hơn vào quyền của trẻ (24/9)
 Phụ huynh có thể dừng tham gia sữa học đường bất kỳ lúc nào (24/9)
 Tác động xã hội từ việc nâng chuẩn trình độ giáo viên mầm non lên CĐSP (22/9)
 Chưa biết sẽ cho trẻ uống sữa gì, sao Hà Nội bảo phụ huynh đăng ký mua? (22/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i