Xã hội
   Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mầm non
 

Trước thực trạng đa số các trường mầm non công lập trên địa bàn toàn tỉnh đều trong tình trạng quá tải tỉnh Thanh Hóa đã ban hành chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non (MN) trên địa bàn đến năm 2030. 

Cấp học mầm non ở khu vực miền núi Thanh Hóa còn nhiều khó khăn

Để đáp ứng nhu cầu học tập cho các cháu nhà trẻ, mẫu giáo tăng thêm và giảm quá tải cho các trường MN công lập, dự kiến giai đoạn 2018 - 2020 toàn tỉnh kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư thành lập thêm 81 trường MN tư thục trên tất cả các huyện, thị xã, thành phố, với huy động gần 30.000 cháu.

Nhiều chính sách hỗ trợ cho các trường mầm non ngoài công lập

Do kinh phí đầu tư xây dựng và chi trả chế độ tiền lương cho cán bộ quản lý, GV, nhân viên rất lớn, trong khi ngân sách hạn chế, không thể đáp ứng được. Từ đó, tỉnh Thanh Hóa ban hành Nghị quyết số 82/2017/NQ-HĐND ngày 7/12/2017 về Chính sách xã hội hóa giáo dục MN tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư xây dựng trường MN tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, góp phần thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Nhà nước về xã hội hóa giáo dục. Sau khi có nghị quyết ban hành đi vào thực tế.

Thời gian từ năm 2018 và đến năm 2020, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư xây dựng đưa trường MN tư thục vào hoạt động thì được hỗ trợ tiền lương và các khoản đóng bảo hiểm từ ngân sách tỉnh theo Nghị quyết số 82/2017/NQ-HĐND ngày 7/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chính sách xã hội hóa giáo dục MN tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 và các chính sách ưu đãi theo Quyết định số 4294/2011/QĐ-UBND ngày 21/12/2011 của UBND tỉnh quy định nhiều chính sách khuyến khích xã hội hóa. Đây là cơ hội đầu tư xây dựng trường MN tư thục trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. 

Chính sách ưu tiên giáo viên các xã miền núi

Tỉnh Thanh Hóa cũng sẽ hỗ trợ kinh phí cho chủ đầu tư của các trường MN ngoài công lập để trả lương cho cán bộ quản lý, giáo viên. Đối với các trường mầm non thuộc các xã miền núi: Thời gian hỗ trợ: 10 năm (kể từ khi trường được thành lập và đi vào hoạt động).

Mức hỗ trợ: 5 năm đầu hỗ trợ hàng tháng bằng 100% lương khởi điểm (theo trình độ chuyên môn: Trung cấp, cao đẳng, đại học); 5 năm tiếp theo giảm dần theo từng năm lần lượt bằng 80%, 60%, 40%, 20%, 10% lương khởi điểm nêu trên. Số cán bộ quản lý, giáo viên được hỗ trợ hằng năm được tính theo số học sinh hiện có của nhà trường tại thời điểm kết thúc học kỳ I.

Đối với các trường MN thuộc các xã đồng bằng thuộc huyện, thị xã, thành phố và thị trấn miền núi, Thời gian hỗ trợ: 6 năm (kể từ khi trường được thành lập và đi vào hoạt động). Trong đó 3 năm đầu hỗ trợ 100% lương khởi điểm; 3 năm tiếp theo giảm dần theo từng năm lần lượt là 70%, 50% và 30% lương khởi điểm theo trình độ chuyên môn. Số cán bộ, GV được hỗ trợ hàng năm được tính theo số học sinh hiện có của nhà trường tại thời điểm kết thúc học kỳ I.

Đối với các trường thuộc thị trấn của các huyện đồng bằng và các phường của thị xã được hỗ trợ 3 năm, theo thứ tự năm đầu là 70%, năm thứ 2 là 50% và năm thứ 3 là 30%. Mức lương cơ sở đối với công chức, viên chức theo quy định hiện hành của Chính phủ.

Thanh Hóa sẽ hỗ trợ kinh phí cho chủ đầu tư của các trường ngoài công lập để đóng BHXH, BHYT, BHTN và phí công đoàn cho cán bộ quản lý, GV. Cụ thể, đối với các trường thuộc thị trấn của các huyện đồng bằng và các phường của thị xã, hỗ trợ 3 năm với mức hỗ trợ là 500.000 đồng/người/tháng. Số cán bộ quản lý, GV được hỗ trợ hàng năm được tính theo số cán bộ quản lý, GV được hỗ trợ lương.

Với các trường thuộc các xã miền núi, các xã đồng bằng thuộc huyện, thị xã, thành phố và thị trấn miền núi được hỗ trợ 5 năm với mức 500.000 đồng/người/tháng. Chính sách trên được thực hiện từ năm 2018 - 2030, kinh phí được hỗ trợ trực tiếp cho các trường từ nguồn kinh phí sự nghiệp GD-ĐT trong dự toán ngân sách cấp tỉnh hàng năm.

UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, thực hiện... chủ trương, chính sách nêu trên.

Nguồn https://giaoducthoidai.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Năm học 2018-2019: Tăng cường đổi mới giáo dục Mầm non (20/8)
 Không thể “giậm chân tại chỗ” trong đào tạo sư phạm (18/8)
 Thêm một chính sách hợp lý, kịp thời của Chính phủ (17/8)
 Hội nghị triển khai nhiệm vụ bậc học Mầm non năm học 2018-2019: Đảm bảo an toàn và phòng chống bạo hành đối với trẻ (17/8)
 Nhiều cựu giáo viên mầm non phải gom từng cọng rau, hạt lúa để sống qua ngày (17/8)
 Thu nhập giáo viên mầm non TP.HCM cao hơn địa phương khác ? (17/8)
 Hỗ trợ cha mẹ trong chăm sóc giáo dục trẻ (16/8)
 Giáo sinh Mầm non phải rèn tinh thần và nghị lực để đối mặt với áp lực nghề (16/8)
 Ra mắt Trung tâm tiếng Anh dành cho trẻ em tại Hà Nội (16/8)
 120.000 giáo viên mầm non nghỉ công tác chưa được hưởng chế độ (15/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i