Sau khi tắm xong, rất nhiều bà mẹ dùng tăm bông ngoáy tai cho con. Theo các chuyên gia y tế, nếu làm việc này thường xuyên chúng ta đã vô tình đẩy mỗi lần một ít ráy tai vào sâu hơn và rất có thể sẽ làm trẻ bị đau, sưng tấy, ảnh hưởng đến thính lực của con.
Ráy tai nằm bên ngoài lấy không đau nhưng ráy tai nằm sâu bên trong lấy rất đau. Khi tự chúng ta ngoáy tai cho bản thân, nếu đau là chúng ta dừng, nhưng nếu chúng ta ngoáy tai cho con, chúng ta không biết điểm dừng, vì vậy dễ gây chấn thương ống tai hoặc chấn thương màng nhĩ trẻ.
Ngoài ra, việc lấy ráy tai mỗi ngày bằng tăm bông sẽ làm rụng lông tai, dẫn đến làm hư chức năng tống chất bẩn ra ngoài cửa ống tai, từ đó trẻ hay bị viêm ống tai ngoài và hay có ráy tai hơn.
Cạo trọc đầu liên tục để con mát và tóc mọc dài hơn
Rất nhiều cha mẹ cho rằng khi còn nhỏ cần phải liên tục cạo trọc đầu cho con thì sau tóc bé mọc lại mới dày và dài. Mặt khác mùa hè trời nóng nực, việc cạo trọc còn giúp bé mát mẻ hơn Trong thực tế, việc cắt tóc cho trẻ đúng là có tác dụng giúp tóc mọc dài hơn, tuy nhiên không cần thiết phải đến mức cạo trọc đầu của bé.
Cạo trọc đầu bé sơ sinh để lại những tác động xấu ít ai ngờ tới. Da đầu bé mỏng, mềm nên việc cạo trọc dễ làm tổn hại đến da đầu bé và các mô nang lông, tạo điều kiện gây kích ứng da đầu và các vi khuẩn xâm nhập. Lớp tóc mỏng cũng là một màng bảo vệ da đầu bé khỏi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, chính vì vậy, cách chăm con đúng là mẹ không cạo trọc đầu cho bé sơ sinh mà chỉ thỉnh thoảng cắt tỉa lớp ngọn tóc.
Véo mũi cho mũi con...cao lên
Ngày xưa các cụ hay có thói quen véo mũi trẻ nhỏ với quan niệm mũi tẹt véo nhiều cũng thành...cao. Thậm chí nhiều cô gái ngày nay cũng cho rằng có một phương pháp thẩm mỹ mũi tự nhiên bằng cách dùng kẹp để kẹp cho mũi cao lên. Điều này rõ ràng không hề khoa học.
Trong thực tế, niêm mạc mũi của em bé là mỏng manh, chứa rất nhiều mạch máu. Nếu mũi bị chèn ép lâu ngày có thể làm hỏng niêm mạc và mạch máu, làm giảm khả năng bảo vệ của mũi khiến những vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập đưởng thở, gây nên viêm mũi dị ứng cho bé.
Theo Phương Vũ (Tổng hợp)
Giadinhvn.vn