Tâm lý
   20 cách dạy trẻ nhanh thích nghi với hoàn cảnh
 

Dưới đây là những gợi ý để dạy trẻ về tính thích nghi thông qua những tương tác hàng ngày. Tất cả sẽ giúp trẻ tự trải nghiệm cuộc sống và học cách giải quyết vấn đề một cách độc lập.


Ảnh minh họa: Internet


Cuộc sống ngày nay quá nhộn nhịp và có đầy đủ mọi thứ nhưng trẻ con lại thiếu những kỹ năng cơ bản cần thiết.
Là cha mẹ chúng ta cần dạy cho trẻ về tính thích nghi nếu muốn con cái có thể tự đối phó với những thách thức không thể tránh khỏi trong tương lai, chấp nhận thất vọng, "đứng dậy" bước tiếp.


Điều này có nghĩa là trẻ cần phải thực hành các kỹ năng đối phó, và do đó bạn cần tạo ra những thách thức để giúp trẻ thực hành các kỹ năng đó.


Khi đã có những kỹ năng này sẽ trở thành những người hạnh phúc hơn, linh hoạt hơn và biết cách chấp nhận thực tế và đối phó với thử thách và vượt qua một cách dễ dàng.


1. Để cho trẻ độc lập, tự do khi khám phá những điều mới lạ, thậm chí ngay cả khi bạn nghĩ những trò chơi đó con khó có thể làm được. Ví dụ như việc để con tự trèo lên cao trong những trò chơi ở sân chơi trẻ em...


2. Tạo cơ hội để rèn luyện tính kiên nhẫn chờ đợi cho con khi cần thiết mà không cung cấp cho trẻ bất kì phương tiện giải trí nào như khi đang chờ đợi trong một nhà hàng, xếp hàng mua vé, chờ đợi được đến lượt mình lái xe trong các trò chơi ở nhà trẻ....


3. Chỉ cho con thấy việc dành thời gian dài để đưa ra được những quyết định đúng đắn thật đáng giá, thậm chí là khi điều đó có thể gây khó khă. Ví dụ: như lựa chọn việc ăn thực phẩm lành mạnh hơn thức ăn vặt.


4. Đừng cố gắng cung cấp cho con tất cả mọi thứ mà chúng mong muốn như đồ chơi, thực phẩm, quần áo...ngay cả khi tất cả bạn bè chúng đều có những thứ đó rồi


5. Tạo cơ hội để cho trẻ giúp đỡ những trẻ bé hơn mình, hãy bắt đầu bằng những điều đơn giản như chỉ và giải thích giúp trẻ bé hơn những hình ảnh trong một cuốn sách nào đó.


6. Dạy con bạn xác định đấu tranh là những thách thức phải vượt qua, những cụm từ như "Khó khăn chỉ là tạm thời" hay "thách thức sẽ khiến con trở nên mạnh mẽ hơn" để "châm ngòi" cho những suy nghĩ tích cực.


7. Khuyến khích trẻ duy trì thái độ tích cực đối với các công việc nhà, hoặc đối với việc làm các bài tập về nhà... bằng cách dạy cho những cách sáng tạo để tìm thấy niềm vui khi làm việc.


8. Nếu trẻ lớn hơn một chút, hãy tạo cơ hội để trẻ chờ đợi đến giờ ăn cơm chung cùng với gia đình thay vì ăn nhanh những món ăn vặt chúng thích trước giờ ăn.


9. Nhắc nhở trẻ cần phải kiên nhẫn khi bị em trai (gái) nhỏ giành mất đồ chơi. Dạy cho trẻ rằng mối quan hệ quan trọng hơn những đồ vật.


10. Giúp trẻ học cách tự kiểm soát liên quan đến phương tiện điện tử và giải trí bằng cách chứng minh cho trẻ thấy sự kiểm soát và tự kiềm chế của chính bản thân bạn.


11. Tránh việc chạy đến "cứu hộ" trẻ ngay lập tức. Ví dụ như những lúc bạn nhìn thấy con đang gặp khó khăn trong việc mặc quần áo, ăn uống hoặc khi con vừa ngã (nếu không quá đau và không có vấn đề gì nghiêm trọng).


12. Không cho phép trẻ làm gián đoạn trong lúc người lớn đang nói chuyện với nhau, xây dựng một phương pháp phù hợp với lứa tuổi để trẻ có thể học cách chờ đợi đến lượt của mình


13. Tạo điều kiện cho trẻ chia sẻ đồ đạc, thức ăn của mình bằng cách mời bạn bè, khách khứa, người lớn và để trẻ tự quyết định "lượng" và "cách" hào phóng của mình.


14. Thiết lập giới hạn và không cho phép trẻ có thêm. Ví dụ như đối với việc xem truyền hình, được ăn những gì cho món tráng miệng...


15. Khi trẻ muốn tìm kiếm món đồ nào đó hãy để cho trẻ tự tìm kiếm


16. Hãy để cho trẻ phải chịu trách nhiệm đối với các vấn đề về quần áo của mình càng sớm càng tốt như sắp xếp, đem giặt, lấy quần áo, mặc quần áo và kể cả việc giặt quần áo bằng tay và phơi quần áo


17. Nhắc nhở trẻ hoàn thành việc học một cách cố gắng nhất thậm chí việc đó có thể khiến trẻ mất thời gian hơn và phải thức khuya hơn bình thường một chút.


18. Yêu cầu trẻ phải có tinh thần trách nhiệm với những việc mà bản thân chúng không thích lắm như gấp chăn màn sau khi ngủ dây, đi tắm, cho vật nuôi ăn, đánh răng...


19. Khi trẻ thực sự mong muốn chúng có một cái gì đó hãy dạy cho trẻ biết cách tự thoải mái và tìm cách tốt nhất để có được đồ vật đó dù chúng có đang ở trong hoàn cảnh như thế nào


20. Hãy để cho trẻ làm chủ cảm xúc của mình. Bố mẹ không coi thường những cảm xúc của trẻ nhưng hãy tạo điều kiện để trẻ duy trì cách để cho trẻ tự làm chủ cảm xúc bằng những cụm từ như: "Những thử thách sẽ khiến con mạnh mẽ hơn hoặc sau cơn mưa trời lại sáng".


Theo HNM

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những câu nói ảnh hưởng xấu đến con (11/4)
 15 bí quyết để duy trì trao đổi trò chuyện với trẻ (10/4)
 7 việc cha mẹ làm có thể cản bước thành công của con trong tương lai (7/4)
 Bố mẹ hỏi những câu này con sẽ kể tất tần tật mọi thứ (5/4)
 Bí quyết giúp con hòa thuận với anh chị em trong gia đình (4/4)
 Cha mẹ nuôi dạy con thành công đều có 10 điểm chung sau (3/4)
 Mách mẹ 'chiêu' khuyến khích trẻ có chính kiến (31/3)
 Tìm bạn cho con: Nên sinh thêm em bé hay nuôi thú cưng? (30/3)
 6 "tuyệt chiêu" dạy con thành công trong tương lai (29/3)
 Mẹ giúp con thông minh và thành công nhờ đọc sách (28/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i