Chăm sóc trẻ
   Giải pháp để mẹ không bao giờ canh cánh nỗi lo con lười ăn
 

Khi đã no, bé sẽ phát tín hiệu là ngậm miệng, đẩy chén ra, kêu la, nhả thức ăn... Khi đó nên lau miệng bé, không ép ăn nữa.

Ảnh minh họa: ebe .

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, để giúp trẻ có "thiện cảm" với việc ăn uống, cha mẹ nên là người chăm sóc thông thái. Tuyệt đối không nên dùng thức ăn vào các mục đích khác như trừng phạt hay khen thưởng con. Lâu ngày sẽ dẫn đến rối loạn hành vi ăn uống, trẻ dễ có khuynh hướng dùng việc ăn uống để phản đối hay gây sức ép lại cha mẹ khi chúng gặp khó khăn.
Hiện nay rất nhiều trường hợp trẻ biếng ăn, sợ thức ăn, đến bữa là chạy trốn hoặc ăn uống thiên lệch như chỉ ăn cơm với nước tương, không ăn được thịt cá, không chịu uống sữa hoặc ăn rau... Tình trạng này dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng khiến cha mẹ lo lắng, hoang mang. Hơn nữa việc điều trị chứng biếng ăn cũng mất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức. Để tập trẻ có thói quen ăn uống tốt và phòng ngừa biếng ăn, người chăm sóc nên:
1. Tập cho bé ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm từ giai đoạn ăn dặm (6 tháng tuổi). Lúc này vị giác chưa phát triển, trẻ dễ dàng tiếp nhận các loại thức ăn và mùi vị khác nhau. Trẻ sẽ có thói quen ăn được nhiều loại thức ăn khi chúng lớn lên.
2. Không bao giờ cho thuốc vào thức ăn như sữa, nước trái cây hoặc nhét vào quả chuối để "đánh lừa". Như thế sẽ làm bé sợ và luôn cảnh giác với thức ăn.
3. Không cần thiết phải bắt trẻ tuân thủ quá kỹ từng bữa ăn, từng muỗng bột, vài chục ml sữa mà hãy thoải mái hơn. Có lúc trẻ sẽ ăn ít hơn một chút rồi sau đó sẽ ăn bù, cha mẹ chỉ cần nhớ:
- Tổng số lượng thức ăn trong ngày quan trọng hơn lượng thực phẩm mỗi bữa.
- Có ngày bé ăn ít hơn một chút cũng là bình thường. Trong khoa học ăn uống, sự thường xuyên lặp lại quan trọng hơn là từng ngày riêng biệt.
- Điều quan trọng nhất là theo dõi tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ. Nếu bé lên cân đều phù hợp với độ tuổi chứng tỏ là bé ăn đủ. Những vấn đề khác không đáng lo.
4. Làm cho trẻ thích thú b ằng các câu chuyện ngộ nghĩnh về thức ăn, màu sắc xanh đỏ bắt mắt của rau, củ, cà rốt. Thức ăn có mùi vị hấp dẫn và thay đổi theo thức ăn của gia đình giúp bé thích ăn hơn.
5. Đừng quá cứng nhắc, khuôn khổ như ép bé phải ngồi vào ghế ăn, khăn yếm quá chỉnh tề. Hãy cho trẻ ngồi thoải mái nơi ưa thích. Để trẻ tự xúc cùng mẹ dù còn vụng về, đổ tháo, dần dần bé sẽ khéo léo hơn. Nhiều khi bé thích bốc thức ăn, như vậy thú vị hơn ngồi chờ mẹ đút. Chén dĩa, ly tách, muỗng có hình ảnh ngộ nghĩnh làm cho bữa ăn của bé thật sự là một cuộc vui. Tuổi này bé không những chỉ ăn mà còn khám phá cả thế giới. Đôi khi một bạn hàng xóm sang nhà ăn chung thì cuộc đua lại càng háo hức.
6. Lớn lên một chút, trẻ còn thích được hỏi muốn ăn gì? Cá, thịt hay trứng? Rau xanh hay bí đỏ, bí xanh? Thích ăn chiên hay luộc? Thích ăn trái cây gì? Cha mẹ có thể cho bé chọn mua thức ăn cùng và phụ nhặt rau, rửa trái cây... Chắc chắn các món ăn có sự tham gia của trẻ sẽ làm chúng cảm thấy ngon hơn.
7. Không dùng thức ăn vào các mục đích khác như trừng phạt hay khen thưởng, lâu ngày sẽ dẫn đến rối loạn hành vi ăn uống. Về sau, trẻ dễ có khuynh hướng dùng việc ăn uống để phản đối hay gây sức ép lại cha mẹ khi chúng gặp khó khăn.
8. Không cho trẻ ăn quà vặt trong vòng 1,5 đến 2 giờ trước bữa chính vì sẽ làm bé ngang dạ khi vào bữa.
9. Có những giai đoạn trẻ ham thích và ăn liên tục một loại thực phẩm nào đó như trứng, cá, chuối hay nho trong cả ngày hoặc nhiều ngày. Hãy để các em ăn thỏa thích. Bé sẽ trở lại ăn uống bình thường sau vài ngày hoặc vài tuần. Điều quan trọng là cha mẹ đừng quá lo lắng.
10. Có những thời kỳ trẻ biếng ăn sinh lý. Giai đoạn này thường trùng lặp với thời gian trẻ học thêm các kỹ năng mới như biết ngồi, tập đi, học nói... Các thời điểm biếng ăn sinh lý thường gặp ở trẻ từ 7-9 tháng tuổi, 2 -3 tuổi, 5-6 tuổi...Trong vài tuần, trẻ ăn ít hơn nhưng vẫn chơi vui vẻ, đó là vì bé bận lo học nên quên ăn. Cha mẹ đừng lo lắng mà ép ăn sẽ khiến bé rơi vào tình trạng biếng ăn thực sự.

Theo Trần Ngoan/Vnexpress

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Đừng chần chừ nữa, bố mẹ PHẢI ĐỌC NGAY để con không bị xâm hại tình dục (13/3)
 Cho uống nước lọc khi còn quá bé, mẹ dễ gây hại cho con (2/3)
 Lần đầu làm bố và những trải nghiệm thú vị (1/3)
 Khoa học chứng minh: Con đầu thường thông minh hơn con thứ (22/2)
 Đừng nghĩ ở nhà là an toàn, bé có thể gặp phải 3 tai nạn này ở bất cứ đâu (20/2)
 Phòng chống bệnh hô hấp cho trẻ trong thời điểm giao mùa (17/2)
 Những bài học cơ bản mà mọi ông bố phải được 'dạy đầy đủ' trước khi có con (14/2)
 Đây là 7 điều đơn giản giúp một đứa trẻ lớn lên hạnh phúc nhưng nhiều bố mẹ chưa biết (14/2)
 Trẻ thế nào bị coi là còi xương, thừa cân đến đâu sẽ trở thành béo phì? (7/2)
 Dinh dưỡng cho bé sau Tết, cần lưu ý gì? (6/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i