Xã hội
   Bộ Y tế tiến hành can thiệp giải độc chì cho trẻ em
 

Theo thông tin từ Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế), đơn vị này đang tiến hành triển khai can thiệp đợt 2 với xét nghiệm máu chuyên sâu cho 60 trẻ có nồng độ chì cao.


Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN/Vietnam+)


60 trường hợp trên ở tại phường Phú Xá (thành phố Thái Nguyên), được lấy mẫu máu và nước tiểu để đánh giá biến đổi vật chất di truyền, tình trạng oxy hóa, chống oxy hóa ở trẻ em nhiễm chì.


Theo đại diện của Cục Quản lý môi trường y tế, các nguồn chính gây ô nhiễm chì với môi trường bao gồm khai thác mỏ, luyện kim, các hoạt động sản xuất và tái chế, ở một số quốc gia là việc sử dụng sơn pha chì và xăng pha chì.


Trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do độc tính của chì và có thể gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài tới sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh.


Trong tháng Một vừa qua, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường cũng đã lấy máu xét nghiệm các yếu tố liên quan đến trẻ em nhiễm chì thuộc xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) và xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn).


Đây là các hoạt hoạt động thuộc "Nghiên cứu thực trạng nhiễm độc chì ở trẻ em Việt Nam và hiệu quả một số giải pháp can thiệp" cấp quốc gia do Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường thực hiện.


Các nghiên cứu được viện lựa chọn thực hiện tại một số địa bàn như: Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Kạn... Đây là các địa phương có liên quan đến việc khai khoáng, luyện kim màu, chế tạo và tái chế phế thải chứa chì, để tiến hành đánh giá hiện trạng môi trường và sức khỏe trẻ em.


Thông qua kết quả xét nghiệm, Viện có các hướng dẫn, giúp người dân địa phương có các biện pháp giảm nguy cơ ô nhiễm chì, thực hiện các biện pháp và can thiệp, giảm độc chì với trường hợp nồng độ chì trong máu cao./.


Qua khảo sát tại xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (gần mỏ chì Làng Hích), có 109/209 trẻ em 3-14 tuổi có hàm lượng chì máu cao hơn 10 mcg/dl, trong đó có 105 cháu chì máu ở mức 10-44 mcg/dl, tương đương mức nhiễm độc chì nhẹ, 4 cháu hàm lượng chì máu mức trên 45 mcg/dl, tức nhiễm độc mức trung bình.

Tại phường Phú Xá, thành phố Thái Nguyên - nơi có hoạt động sản xuất kim loại màu, luyện thép, nhóm nghiên cứu cho hay 78/180 trẻ em 3-14 tuổi có chì máu cao hơn 10 mcg/dl, trong số này có 66 em ở mức nhiễm độc chì nhẹ, 12 em nhiễm độc chì mức trung bình. Xét nghiệm chì trong môi trường cho thấy có 3/30 mẫu nước, 12/30 mẫu đất và 2/10 mẫu thực phẩm được kiểm tra có hàm lượng chì cao hơn mức cho phép.


Ông Lỗ Văn Tùng, thư ký đề tài này, cho biết nguyên nhân ô nhiễm chì có thể từ đất, nước, không khí hay những sản phẩm trẻ em hay dùng bị ô nhiễm chì.


Cũng theo ông Tùng, trong khuôn khổ đề tài, nhóm nghiên cứu đã đến khảo sát về hàm lượng chì trong loại sơn tường sử dụng ở hai trường mầm non và các đồ chơi được dùng tại hai trường này. Kết quả cho thấy loại sơn được chọn tương đối an toàn, nhưng một số đồ chơi được sử dụng có chì ở ngưỡng thấp.


Do nguy cơ ô nhiễm chì đến từ nhiều nguồn, ngoài nguy cơ từ đồ chơi, sơn tường còn có thuốc cam (rất hay được sử dụng để trị chứng biếng ăn và tưa lưỡi cho trẻ em) nên không chỉ trẻ em sống ở khu vực làng nghề, mỏ chì hay khu vực luyện kim bị ô nhiễm chì bị nhiễm, mà trẻ ở thành phố cũng dễ bị. (Theo Zing.vn)


Nhận biết nhiễm độc chì

Nói tới tình trạng nhiễm độc chì ở trẻ nhỏ, Zing News cũng dẫn thông tin từ một số chuyên gia cho biết, nếu chì gây ngộ độc rõ ràng ở trẻ, chúng sẽ gặp các triệu chứng như hôn mê, co giật, có thể tăng kích thích, ngủ lịm từng lúc, liệt, thái độ hành vi kỳ dị, ít chơi, mệt mỏi, khó chịu, vô cảm, mất phối hợp, mất đi các kỹ năng học được, học kém, chậm phát triển tinh thần. Khi trẻ có biểu hiện nặng trên thần kinh trung ương (hôn mê, co giật), 25-30% số trẻ này có di chứng (chậm phát triển trí tuệ, co giật, mù, liệt) vĩnh viễn. Ngoài ra, trẻ bị đau bụng, chán ăn, thiếu máu.


Tuy nhiên, bác sĩ cho hay đa số trẻ bị ngộ độc chì có biểu hiện bệnh rất kín đáo, rất dễ bị bỏ sót, chỉ có thể phát hiện thấy khi khám chuyên khoa kỹ lưỡng và xét nghiệm. Đây là một điều đáng lo ngại vì chì ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.


Khi bị ngộ độc mạn tính, người bệnh sẽ có biểu hiện ở nhiều cơ quan với nồng độ chì trong máu khác nhau song thường chỉ được phát hiện khi xét nghiệm và khám chuyên khoa.


Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, khi chúng ta có bất kỳ tiếp xúc nào với các nguồn chì nêu trên và nghi ngờ bị ngộ độc thì cần đi khám tại các cơ sở y tế. Người bệnh sẽ được khám và có thể làm các xét nghiệm cần thiết. Trong đó, xét nghiệm chì máu (lấy máu tĩnh mạch) là xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán xác định bị ngộ độc chì hay không.


Theo Vietnamnet

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tháng 6, Hà Nội tuyển sinh trực tuyến vào mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2017-2018 (13/2)
 Các trường ở Nghệ An đồng loạt tăng học phí (10/2)
 TPHCM: Khảo sát nhu cầu trông giữ trẻ ngoài giờ học (9/2)
 Trường ĐH Sài Gòn tuyển 4.000 chỉ tiêu (8/2)
 Hà Nội tổng kiểm tra cơ sở mầm non tư thục (7/2)
 Tiếp tục bình ổn giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi (6/2)
 Làng trẻ em SOS Việt Nam đối mặt với tình trạng thiếu mẹ và dì (3/2)
 Thành công từ chơi mà học (2/2)
 Trường tiểu học Anh mở lớp dạy toán cho... phụ huynh (24/1)
 Chuyển giáo viên thừa sang dạy mầm non: Cần thận trọng (20/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i