Chế độ dinh dưỡng cho trẻ luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của những bà mẹ bỉm sữa, đặc biệt là trong những năm đầu đời.
Các thực đơn cho bé được giới thiệu dưới đây căn cứ theo những tiêu chuẩn dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn. Mọi người hãy cùng tham khảo nhé!
1. Những nguyên tắc cho trẻ ăn dặm
Ăn dặm từ 6 tháng tuổi đúng cách sẽ giúp trẻ có đủ điều kiện dinh dưỡng để phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, tạo bước đà cho những phát triển vượt trội trong những năm đầu đời.
Thực ra có những nguyên tắc nhất định trong cách cho ăn. Nếu nắm rõ những nguyên tắc này, việc cho trẻ ăn dặm sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn:
- Bắt đầu và kết thúc đúng thời điểm: Nên cho ăn từ 6 tháng tuổi và kết thúc khi trẻ được 24 tháng tuổi.
- Ăn từ loãng đến đặc: Cho trẻ làm quen thức ăn rắn dạng lỏng trước tiên, sau đó chuyển sang đặc, lợn cợn và ăn từng miếng để tập nhai.
- Ăn từ ít đến nhiều: Ngày đầu tiên, có thể cho trẻ nếm thử khoảng 1 muỗng canh bột ngọt, sau đó tăng dần lên 1/2 bát con và khi trẻ đã có dấu hiệu tiếp nhận thức ăn nên tăng dần theo nhu cầu và theo tháng tuổi.
- Ăn từ ngọt đến mặn: Ban đầu, khi tập cho trẻ ăn dặm nên cho ăn từ bột ngọt như bột gạo, yến mạch... sau đó cho thêm rau, trái cây và chuyển sang ăn mặn.
- Cân bằng các nhóm thực phẩm tinh bột, đạm, chất béo và vitamin
2. Thực đơn cho bé theo các tháng tuổi
- Thực đơn cho bé 6 tháng: Đối với các bé sinh thường, 6 tháng là thời điểm thích hợp, còn với trẻ sinh non, mẹ nên cộng thêm số tuần bé sinh non để biết được thời điểm cho ăn hợp lý. Trong thời điểm này, thực đơn cho bé 6 tháng cần phải chọn các món đơn giản và thường là thức ăn dạng lỏng và có vị ngọt để bé làm quen.
- Thực đơn cho bé 7 tháng: Sang tháng này, bé đã bắt đầu làm quen dần với các thực phẩm dù vẫn chưa đa dạng. Nếu muốn tập cho bé làm quen với các thực phẩm khác, khi lên thực đơn cho bé 7 tháng tuổi, bạn có thể thêm vào các món rau và trái cây.
Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm
- Thực đơn cho bé 8 tháng: Mẹ nên thêm vào thực đơn cho bé 8 tháng tuổi các thực phẩm dinh dưỡng khác như thịt, cá hoặc tôm, cua... Một số bé 8 tháng có thể đã mọc những cái răng đầu tiên và rất thích nhai, gặm. Vì thế, nếu thấy bé có nhu cầu, mẹ có thể hầm thức ăn mềm để bé nhai.
- Thực đơn cho bé 9 tháng: Mẹ có thể bắt đầu cho bé làm quen với các món ăn đặc hơn, thậm chí lợn cợn nếu bé có thể nhai, nuốt. So với những tháng trước, thực đơn cho bé 9 tháng đã phong phú hơn nhiều với nhiều món mới như rau trộn và mì.
- Thực đơn cho bé 10 tháng: Mẹ có thể thêm các món cá hồi nướng, thịt hầm hay củ quả nướng trong thực đơn cho bé 10 tháng. Chắc chắn những sự thay đổi này sẽ khiến bé thích thú hơn khi ngồi vào bàn ăn.
- Thực đơn cho bé 11 tháng: Mẹ có thể cho bé dùng các món giống như bất kỳ thành viên nào trong gia đình trên mâm cơm. Đừng quên thêm vào các món bánh tự làm và các món cá, thịt đặc biệt thực đơn cho bé 11 tháng để giúp con có thêm lựa chọn.
- Thực đơn cho bé 1 tuổi: Nguồn dinh dưỡng chính trong thực đơn cho bé 1 tuổi sẽ bao gồm thịt, cá, tôm, cua và không thể thiếu rau củ, trái cây. Đừng quên cho bé uống đủ nước trong ngày và thêm chất béo cho các món ăn nếu muốn bé hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất.
- Thực đơn cho bé 2 tuổi: Bé lên 2 đã ăn được khá nhiều thực phẩm với nhiều dạng cấu trúc khác nhau. Các mẹ có thể kết hợp khéo léo các thực phẩm với nhau khi lên thực đơn cho bé 2 tuổi để vừa đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé vừa kích thích vị giác thêm ngon miệng.
- Thực đơn cho bé 3 tuổi: Bé cần một lượng dinh dưỡng khá lớn để có thể đáp ứng đủ nhu cầu phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não. Để bổ sung đủ các chất trong thực đơn cho bé 3 tuổi mẹ cần chú ý thêm các món ăn bổ dưỡng như phomai hoặc váng sữa trong các bữa ăn dặm.
- Thực đơn cho bé 4 tuổi: Trẻ bắt đầu biết chọn lựa món ăn cho riêng mình, thích ăn món gì và không thích món gì. Điều này cần được tôn trọng nhưng cũng cần có sự định hướng của mẹ để trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.
Theo Đời sống Plus