Xã hội
   Thấy gì từ bữa ăn trưa ở trường học Phần Lan?
 

Phần Lan là quốc gia đầu tiên trên thế giới phục vụ bữa ăn trưa miễn phí cho học sinh từ năm 1948, nhưng không vì thế mà thành phần dinh dưỡng của những bữa ăn này bị xem nhẹ.


Một trường học ở Phần Lan


Theo trang tin Food and Health Teacher, luật Giáo dục Cơ bản của Phần Lan quy định học sinh đến trường phải được cung cấp bữa ăn miễn phí hằng ngày với thành phần dinh dưỡng cân bằng, được tổ chức tốt và giám sát chặt chẽ. Các bữa ăn còn được sử dụng như công cụ học tập để dạy học sinh về thói quen ăn uống và dinh dưỡng tốt.


Các bữa ăn trong trường học ở quốc gia Bắc Âu này phải chứa tất cả thành phần cân bằng dinh dưỡng theo chỉ dẫn của Hội đồng Dinh dưỡng Quốc gia. Vào măm 2008, Hội đồng này đã phê duyệt các khuyến nghị về dinh dưỡng dành cho trường học bao gồm những yêu cầu cụ thể về muối, chất xơ, chất béo và tinh bột.


Bên cạnh đó, trường học phải tuân thủ tiêu chí khác cho các bữa ăn nhẹ. Dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn phải bằng 1/3 lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể mỗi ngày của từng đứa trẻ. Nó phải đa dạng màu sắc, đầy hương vị và cân bằng dinh dưỡng.


Bữa trưa chỉ được coi là cân bằng khi học sinh ăn hết mọi thành phần trong suất ăn của mình. Ở căn tin, các em tự lấy khay và phục vụ bữa trưa cho bản thân. Các học sinh lớn có thể giúp học sinh bé hơn lấy thức ăn với gợi ý về thực đơn lành mạnh. Các trường học sẽ được trao giải về bữa trưa học đường nếu tổ chức được những bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng, giáo dục và sinh thái, thông qua sự hợp tác nhiều mặt của các đơn vị điều hành khác nhau.


Ở Phần Lan, giáo dục là một phần quan trọng nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe. Giáo dục cơ bản ở đất nước này bao gồm các lớp học bắt buộc về sức khỏe và kinh tế gia đình. Việc học các kỹ năng thực hành được coi trọng. Nhiều trường dạy học sinh về nguồn gốc của thực phẩm, tổ chức các chuyến tham quan nông trại, thu hoạch việt quất. Giáo dục về thực phẩm là một thành phần trung tâm của mỗi ngày đến trường.


Kinh tế gia đình là môn học bắt buộc đối với học sinh lớp 7. Mỗi tuần, các em phải học kinh tế gia đình trong 3 giờ, bao gồm 2 giờ thực hành và 1 giờ học lý thuyết. Đến khi lên lớp 8 hoặc lớp 9, kinh tế gia đình trở thành môn học tự chọn. Thực tế cho thấy đây được xem là môn tự chọn phổ biến nhất đối với các nam sinh trung học tại Phần Lan.


Theo HNM

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phụ huynh góp phần tạo sức ép bài tập về nhà cho trẻ (4/1)
 Chi hơn 3 tỷ đồng bồi dưỡng giáo viên được điều chuyển dạy Mầm non, Tiểu học (3/1)
 Quảng Nam: Cần đảm bảo quyền lợi cho giáo viên hợp đồng (30/12)
 Cô thương trò nhưng lực bất tòng tâm (29/12)
 Thiếu sách vở, trường mầm non bị lũ quét ở Phú Yên vẫn trở lại học tập (28/12)
 Trường mầm non có 4 phó hiệu trưởng, đúng hay sai? (27/12)
 Giáo viên mầm non kiêm ủy viên BCH công đoàn được giảm 3 giờ dạy/tuần (26/12)
 Giá sữa cho trẻ dưới 6 tuổi sẽ thực hiện đăng ký theo quy định mới (23/12)
 Bình Dương: Gắn camera ở 17 trường mầm non trông giữ con công nhân (22/12)
 Có được thay đổi vị trí việc làm của viên chức đang nuôi con nhỏ? (21/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i