Dinh dưỡng
   Trẻ không chịu ăn bột phải làm sao để tập cho bé ăn dặm?
 

Trẻ không chịu ăn bột khi đến tuổi ăn dặm là nỗi lo lắng nhiều bà mẹ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 6 tháng tuổi là độ tuổi đẹp nhất để bắt đầu cho bé ăn bột. Cùng tham khảo các tư vấn của các bác sĩ dinh dưỡng khi trẻ nhà bạn có dấu hiệu lười ăn nhé.

Phải làm gì khi bé 9 tháng không chịu ăn bột
Bé 9 tháng mà không chịu ăn bột, chứng tỏ bé có biểu hiện biếng ăn rồi. Bạn có thể thay đổi lại cách chế biến thức ăn cho bé, để bé được tập ăn đa dạng thực phẩm sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Tháng tuổi này bé thường đã mọc răng rồi, giai đoạn này bé có thể nhai những thức ăn đã thô hơn, vì vậy nếu bé không muốn ăn bột, bạn có thể chuyển sang cho ăn cháo kèm thức ăn như thịt, cá, trứng, tôm, rau... cũng thô dần lên để bé có thể nhai được và không bị ngán.


Nhiều bé rất thích ăn bốc. Bạn có thể ninh nhừ rau, củ, thịt, hoặc nấu mì cắt nhỏ cho bé bốc, cách bày biện món ăn nhiều màu sắc hấp dẫn bé, làm bé tò mò và thích thú với món ăn mới. Tất nhiên khi áp dụng các món ăn mới phải kiên trì, ăn ít một. Nhớ cho bé ăn thêm hoa quả tươi để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất.


Chú ý không cho bé ăn vặt, không cho ăn bánh kẹo, bim bim, nước ngọt, váng sữa... trước bữa ăn vì làm bé ngang dạ sẽ không chịu ăn bữa ăn chính. Đến bữa ăn nếu bé chưa đói, bạn cũng không nên ép bé càng làm bé sợ. Nên dỗ dành bé, hoặc cho bé chơi, chạy nhảy thêm một lúc để bé hoạt động, bé sẽ thấy đói, ăn sẽ ngon hơn. Cứ xen kẽ một bữa cháo hoặc mì là một bữa sữa. Thường sau khi ăn cháo 3 tiếng có thể cho bé uống sữa, sau uống sữa khoảng 2 tiếng có thể ăn cháo hay mì...


Vì trong năm đầu tiên sữa vẫn là nguồn thức ăn quan trọng nên khi bé ăn ít, ăn không đủ, có thể bổ sung thêm sữa cho bé. Khi uống sữa bạn nên pha theo tỷ lệ do nhà sản xuất hướng dẫn sẽ đảm bảo nồng độ sữa dễ hấp thu, nếu đặc quá bé sẽ bị táo bón, loãng quá thì không đủ năng lượng cho bé.


Ngoài ra có thể bổ sung thêm lysin trước bữa ăn khoảng 10 phút, vitamin nhóm B, kẽm, men tiêu hóa để giúp bé ăn ngon miệng hơn.


Bé không chịu ăn bột chỉ thích bú, phải làm sao?

Trẻ 6 tháng có cân nặng như trên là bình thường. Độ tuổi này nên bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm vì nếu để muộn hơn bé sẽ rất khó ăn sau này, đồng thời từ 6 tháng trở đi sữa mẹ khó mà đủ cung cấp cho nhu cầu phát triển của trẻ. Tập cho bé ăn dặm cần phải kiên nhẫn. Tập ngày 2 lần, những bữa ăn đầu số lượng bột rất ít 5-10ml, và bột được pha loãng như nước cháo, khi bé đã quen với muỗng và bột thì mới tăng dần về số lượng và độ đậm đặc của bột. Cho bé tập ăn khi bụng đói, đừng cho bé bú mẹ trước. Nên sắp xếp chơi đùa với bé vào ban ngày nhiều hơn, dạy cho bé các kỹ năng nhận biết người, đồ vật, nói chuyện với bé... vừa giúp bé phát triển trí não tốt ngoài chuyện giảm giấc ngủ ban ngày. Sữa đậu nành không đủ dinh dưỡng, không được khuyến cáo dùng nuôi trẻ bất kỳ độ tuổi nào ngoại trừ trường hợp bị dị ứng protein sữa bò với chỉ định và theo dõi của thầy thuốc. Khi sữa mẹ không đủ, sữa công thức là lựa chọn ưu tiên tiếp theo để đáp ứng khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày theo nhu cầu của bé.


Thức ăn của trẻ cần đa dạng và đầy đủ dưỡng chất

Sau đây là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng:
1. Bé đang thời kỳ ăn bột, ăn cháo, không nên ninh thịt, xương cho bé, vì khi ninh, chỉ có chất béo và chất ngọt hòa tan trong nước, vẫn không đủ năng lượng cho bé.


2. Cần chú ý: dinh dưỡng của một chén bột cao hơn một chén cháo. Nhiều bé chuyển từ ăn bột sang ăn cháo nhưng các bà mẹ vẫn tính 1 chén cháo bằng một chén bột, lâu dần dẫn đến sự thiếu chất ở con trẻ. Chưa kể, bé chưa đủ răng đã phải ăn cơm, không hấp thụ hết chất trong thức ăn.


3. Rau quả trong bữa ăn hằng ngày của bé là rất cần thiết. Nhiều bà mẹ sợ bé không ăn được rau nên chỉ luộc lấy nước để nấu bột, nấu cháo, không cho bé ăn xác rau, dẫn đến bé bị thiếu chất xơ nghiêm trọng.


4. Các ông bố bà mẹ nên xem lại: bữa ăn của trẻ quá đơn điệu chăng? Cho trẻ ăn quá nhiều đồ bổ chúng cũng sợ. Trẻ bị ép ăn nhiều quá thì sinh ra tâm lý sợ ăn. Trẻ lười ăn lâu dần dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.


5. Hãy tạo cho trẻ một không khí ăn uống thật thoải mái, vui vẻ. Khi trẻ đến tuổi đi nhà trẻ có thể cho trẻ ăn tại trường, có chúng bạn đông vui trẻ sẽ ăn tốt hơn.


6. Một yếu tố quan trọng để bé ăn ngon miệng ấy là cách chế biến. Nếu chưa có kinh nghiệm nấu ăn cho trẻ, phụ huynh nên đến Trung tâm Dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh để được hướng dẫn thực đơn hằng ngày của bé. Hy vọng rằng con bạn sẽ ăn ngon và chóng lớn!


Theo DD

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những điều mẹ cần biết để phát triển chiều cao cho trẻ (27/12)
 “Nắn” hành vi của trẻ bằng bữa ăn hàng ngày (26/12)
 Vì sao trẻ ăn đủ chất xơ mà vẫn bị táo bón? (23/12)
 Nấu khoai sọ chữa táo bón cho bé (22/12)
 Bí kíp nấu ăn cho con ít thất thoát vitamin C nhất (21/12)
 Cho trẻ ăn món này buối sáng có lười tới mấy con cũng mê và chóng lớn (20/12)
 Cho con ăn ngay 4 món này vì chúng đã ngon lại còn giúp con diệt giun bụng (19/12)
 Cứ cho con ăn trái cây kiểu này thì có ngày phải hối hận vì hại con (16/12)
 Mẹ cho con ăn món này đều đặn trẻ sẽ thông minh tột đỉnh (15/12)
 10 thói quen ăn uống bố mẹ nên học để con khỏe mạnh (14/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i