Giáo dục mầm non
   Giải pháp nào “hút” giáo viên mầm non?
 

Dù TP.HCM đã có chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non (GVMN) nhưng hiện ngành giáo dục (GD) MN của thành phố vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu GV và nhân viên nuôi dưỡng...


Công việc quá vất vả nên ngành GDMN luôn thiếu GV. Ảnh: D.Bình


Trúng tuyển vẫn bỏ nhiệm sở

Hiện TP.HCM có hơn 1.100 trường MN (công lập có 450 trường, ngoài công lập có 650 trường) với hơn 355.000 học sinh và 22.755 GV. Riêng các cơ sở GDMN công lập thiếu 781 GV do không đủ nguồn giáo sinh đăng ký dự tuyển.


Không chỉ thiếu nguồn tuyển, một số GV còn bỏ nhiệm sở. Được biết, trong 3 năm thực hiện Nghị quyết 01/2014/HĐND hỗ trợ GDMN thành phố, đến nay có 144 GV mới tuyển dụng nghỉ việc, bỏ việc.


Trước tình hình trên, Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND thành phố đã trình HĐND thành phố tiếp tục duy trì chế độ hỗ trợ đối với GVMN mới ra trường được tuyển dụng thêm 3 năm, bắt đầu từ năm học 2017-2018 đến năm học 2019-2020.


Theo báo cáo của HĐND thành phố, trong 3 năm thực hiện Nghị quyết 01 về hỗ trợ GDMN TP.HCM, đến nay có 13.375 cán bộ quản lý, GV, nhân viên hưởng mức hỗ trợ 25% tiền lương/tháng; 1.142 cán bộ quản lý, GV, nhân viên trực tiếp giảng dạy nhóm trẻ 6-18 tháng nhận hỗ trợ thêm 35% lương/tháng. Ngoài ra, đối với GVMN mới ra trường được tuyển dụng thực hiện trong thời gian 3 năm (từ năm học 2014-2015 đến 2016-2017) như sau: Năm đầu tuyển dụng hỗ trợ 100% lương có 451 GV; năm thứ hai sau khi được tuyển dụng hỗ trợ 70% lương có 445 GV, hỗ trợ 100% lương có 461 GV; Năm thứ ba sau khi được tuyển dụng hỗ trợ 50% lương có 442 GV và 453 GV nhận hỗ trợ 70% lương.


Đây thực sự là một chính sách tốt nhưng đại biểu HĐND Nguyễn Mạnh Trí băn khoăn: "Tôi rất đồng tình với đề xuất thành phố tiếp tục hỗ trợ đối với GVMN mới ra trường nhưng băn khoăn là chúng ta đã thực hiện hỗ trợ vẫn không thu hút được lực lượng này. Đó có phải là giải pháp duy nhất hay cần có giải pháp đồng bộ hơn?".


Đại biểu HĐND Võ Thị Ngọc Thúy đồng tình: "Đã có chính sách hỗ trợ vẫn không giữ chân được GVMN". Đại biểu này đề nghị phải thực hiện các nghiên cứu GVMN và học sinh phổ thông để biết nguyên nhân vì sao không muốn gắn bó với nghề.


Trả lương còn cào bằng

Xung quanh vấn đề này, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM khẳng định, chính sách đãi ngộ nhằm thu hút GVMN đã được thành phố thực hiện. Theo Nghị quyết 01, ngoài lương thì mức hỗ trợ được thêm khoảng 1,8 triệu đồng/tháng nên GV có thể ổn định cuộc sống. Ngoài ra, Sở GD-ĐT cũng đã có nhiều giải pháp thu hút học sinh chọn ngành này như đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, chỉ đạo các phòng GD-ĐT tổ chức cho các nữ sinh đến giao lưu ở các trường MN; thực hiện chính sách đào tạo GVMN ra trường có việc làm ngay... Tuy nhiên, vẫn còn khá ít học sinh chọn ngành này.


Theo ông Sơn, vấn đề ảnh hưởng đến việc thu hút GVMN gắn bó với nghề chính là khối lượng công việc. "Định biên nhân viên nuôi dưỡng có thể giúp GV giải tỏa bớt công việc, đó là điều kiện đầu tiên để giữ chân bởi GVMN chăm sóc và dạy trẻ thì không thể thực hiện thêm một số công việc khác" (ông Sơn cho hay).


Được biết, hiện nay Sở Nội vụ TP.HCM vẫn chưa cấp đủ định biên nhân viên nuôi dưỡng như Thông tư 06 giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ quy định.


Ngoài ra, nhiều đại biểu HĐND khác cho rằng mức lương cào bằng cũng cản trở việc thu hút GVMN. Đại biểu HĐND Trương Lâm Danh cho rằng: "GVMN làm việc cực nhọc nhưng Thông tư 20 (Thông tư giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN) quá bất cạp. Theo thông tư này, GV tốt nghiệp ĐH nhưng nếu làm ở cơ sở GDMN thì vẫn xếp lương hạng ba, để đạt hạng hai phải là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc GV dạy giỏi của trường...".


Nói về thông tư này, ông Sơn cho biết ngành GD-ĐT thành phố đã có nhiều trăn trở và đã có những kiến nghị nhưng chưa được điều chỉnh. "Không thể cào bằng ở 63 tỉnh, thành, đặc biệt là đối với các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội mà không có cơ chế đặc thù thì không thể phát triển bền vững" (ông Sơn nhấn mạnh).


Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu cho biết, không phải mong muốn nào thành phố cũng thực hiện được vì vướng nhiều quy định của bộ, ngành Trung ương. Tuy nhiên, bà Thu mong muốn các đơn vị liên quan sẽ tham mưu đặc thù cho ngành GDMN thành phố để có những chính sách đầu tư tốt hơn. Đồng thời, thành phố sẽ xây dựng lộ trình cho việc tuyển dụng nhân sự, không để xảy ra tình trạng trường xây xong nhưng chưa có GV...


Theo Báo Giáo Dục

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 TP.Hồ Chí Minh sẽ tuyển giáo viên mầm non không có hộ khẩu ở thành phố (8/12)
 Trường học chất lượng cao ở Hà Nội: Học phí “khủng” nhưng mập mờ chất lượng (7/12)
 Bắc Cạn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi (6/12)
 Tập huấn giảng dạy sáng tạo cho trẻ mầm non (5/12)
 Nhiều giáo viên mầm non mất cả tuổi thanh xuân cho nghề (2/12)
 Nỗ lực phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi (1/12)
 Phúc Thọ - nhiều xã thiếu trường mầm non (30/11)
 Gỡ khó trong quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập (29/11)
 Ươm mầm xanh cho quê hương (28/11)
 Nặng lòng với giáo dục mầm non (25/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i