Xã hội
   Trẻ em gái và những rào cản chưa thể phá bỏ
 

Trẻ em gái ở nhiều quốc gia trên thế giới luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức hơn trẻ em trai cùng trang lứa.


Kết hôn sớm, sinh con, lao động nặng nhọc và hàng loạt các vấn đề liên quan đến sức khỏe... đã lấy đi tuổi thơ, mơ ước và một cuộc sống an toàn của các em.


Khổ từ bé
Theo thống kê của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc, năm 2015, số trẻ em gái kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi tập trung chủ yếu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương với 59 triệu em. Đông Á và Nam Á, khu vực Tây Phi và Trung Phi với 8 triệu em/khu vực. Các quốc gia Ả Rập 3 triệu em và khu vực Đông Âu và Trung Á là 1 triệu em.


Cũng tại các nước đang phát triển, mỗi ngày có 20.000 trẻ em gái ở độ tuổi từ 15 - 17 sinh con. Ước tính số ca nạo phá thai không an toàn ở trẻ em gái tuổi từ 15 - 19 là 3,2 triệu ca. Tỷ lệ trẻ em gái cho biết đã từng bị cưỡng bức quan hệ tình dục trước 15 tuổi là 10%. Tự tử là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em gái từ 15 -19 tuổi, tiếp theo là biến chứng thai sản.


Ở Việt Nam, thống kê của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) cho thấy: Nếu như năm 2010, cả nước có 470.000 ca phá thai, trong đó hơn 9.000 ca là vị thành niên. Đến năm 2015, trong tổng số gần 280.000 ca phá thai thì có khoảng hơn 5.500 ca là trẻ vị thành niên.


Số vị thành niên làm mẹ năm 2015 là 42.000 ca. Đây là những con số được thống kê từ hệ thống y tế công, chưa kể con số ở các cơ sở y tế tư nhân bởi nhiều người với tâm lý e ngại nên không dám đến các cơ sở y tế công để nạo hút thai mà lựa chọn các cơ sở y tế tư nhân. Vì thế, theo các chuyên gia, con số thực tế về nạo phá thai ở trẻ vị thành niên Việt Nam sẽ lớn hơn rất nhiều. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy tỷ lệ nạo phá thai trẻ vị thành niên chiếm đến gần 20% số ca nạo phá thai trong cả nước.


Nạo phá thai và sinh con ở tuổi vị thành niên có thể do các em chưa được cung cấp kiến thức về giới tính, tình dục an toàn. Gia đình, nhà trường đều chưa thực sự vào cuộc trong việc truyền tải kiến thức cho các em. Hoặc nếu có thì còn chung chung. Nạo phá thai và sinh con ở tuổi vị thành niên còn liên quan đến tình trạng tảo hôn.


Thực tế ở nhiều quốc gia, một em gái khi đến tuổi dậy thì đã được gia đình và cộng đồng cho là đã sẵn sàng để kết hôn, mang thai và sinh con. Em có thể bị ép phải kết hôn sớm và bỏ học, bị ảnh hưởng tới sức khỏe do phải sinh nở trước khi cơ thể em sẵn sàng cho việc đó. Kết hôn sớm nên trẻ gái cũng có thể không được hưởng các quyền con người; không được đi học, sức khỏe không tốt và gần như không kiểm soát được cơ thể của mình. Tương lai của các em vì thế bị hủy hoại, tiềm năng của các em có thể sẽ không bao giờ được phát huy.


Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) Lê Cảnh Nhạc, các thách thức và trở ngại mà một em gái vị thành niên phải đối mặt sẽ nhân lên bội phần nếu em là người dân tộc thiểu số, sống ở nông thôn và xuất thân trong một gia đình nghèo khó...


Làm sao để phá bỏ rào cản

Báo cáo Tình hình trẻ em thế giới 2016 mới đây của UNICEF đã chứng minh đầu tư cho trẻ em là hình thức sinh lời nhiều nhất. Và càng đầu tư cho trẻ em thiệt thòi thì sinh lời càng cao.


Xác định đầu tư cho trẻ em gái, đặc biệt là trẻ em gái vị thành niên sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số, giảm bớt bất công và đem lại nhiều cơ hội cho các em, Liên Hiệp Quốc đã chọn chủ đề Đầu tư cho gái trẻ em gái vị thành niên nhân Ngày Dân số thế giới.


Trẻ em gái dù ở đâu nhưng khi được tạo điều kiện, được trao quyền thì các em đều phát huy được thế mạnh của mình giống như bạn trai, gái cùng trang lứa có điều kiện. Điều này chứng tỏ, trẻ em tốt hơn. Trao quyền cho các em là để chúng bước vào giai đoạn trưởng thành an toàn và khỏe mạnh, có thể tự đưa ra quyết định cho cuộc sống của mình. Khi trẻ gái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần một mặt tạo thu nhập, đóng góp cho xã hội, mặt khác sẽ sinh ra những đứa con khỏe mạnh, có điều kiện chăm sóc, giáo dục con tốt hơn, góp phần làm giảm chi phí từ ngân sách cho việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ bị bỏ rơi...


Nhân Ngày Dân số thế giới, Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc muốn gửi đến các nước thành viên thông điệp: "Sự thành công của chương trình nghị sự phát triển bền vững phụ thuộc vào việc chúng ta hỗ trợ và đầu tư cho trẻ em gái hiệu quả đến mức nào".


Theo GD&TĐ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nhận hồ sơ tuyển sinh đầu cấp từ ngày 1 đến 15-7 (18/7)
 Trung Quốc: Trẻ chạy đua từ tuổi mầm non (15/7)
 UNICEF ghi nhận Việt Nam có bước tiến quan trọng trong giảm nghèo (14/7)
 “Chạy” cho con vào trường... bình thường?! (13/7)
 95 triệu USD cho chương trình đào tạo giáo viên và hiệu trưởng (1/7)
 UNICEF hối thúc thế giới quan tâm hơn nữa đến trẻ em nghèo (30/6)
 Đổi mới giáo dục từ gia đình để hình thành nhân cách của trẻ (29/6)
 Anh: Hơn 500 trẻ em bị tiểu đường loại 2 (28/6)
 Bỏ giá trần mặt hàng sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi có làm thị trường mất kiểm soát? (27/6)
 Giáo dục giới tính toàn diện cho trẻ- Bài toán khó chưa có lời giải (24/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i